Đường dẫn truy cập

Tổng thống Thein Sein được đón tiếp trọng thể tại Australia


Tổng thống Thein Sein nói chuyện với Thủ tướng Australia Julia Gillard (AP Photo/Alan Porritt, Pool)
Tổng thống Thein Sein nói chuyện với Thủ tướng Australia Julia Gillard (AP Photo/Alan Porritt, Pool)
please wait

No media source currently available

0:00 0:07:29 0:00
Tải xuống

Là ‘nhân vật bất hảo’ cho đến năm 2010, nhưng Tổng thống Thein Sein được đón tiếp trọng thể tại Australia , vì đã và đang dân-chủ-hóa Miến Điện.

Cùng với Hoa Kỳ và các quốc gia Liên hiệp Châu Âu, Australia đã mạnh mẽ theo đuổi chính sách cấm vận đối với Miến Điện trong suốt thời gian nước này chìm đắm trong một chế độ độc tài – thậm chí đến mức độ mà danh xưng mới ‘Myanmar’ đã không được sử dụng. Cho đến năm 2012, Washington và Canberra vẫn gọi Miến Điện là Burma, một danh xưng thông dụng trước và sau khi quốc gia này dành được độc lập từ Anh Quốc hồi năm 1947.

Ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh và cựu thủ tướng, là một trong số hàng trăm nhân vật cao cấp tại Miến Điện bị liệt kê vào danh sách ‘thành phần bất hảo’, không thể thăm viếng Australia. Nhưng tuần qua, Tổng thống Thein Sein đã được đón tiếp trọng thể tại Canberra như một vị quốc khách và hai nước đã cam kết đẩy mạnh hợp tác, không những về mặt kinh tế thương mại và đầu tư mà còn trong lãnh vực quốc phòng nữa.

Từng là một quốc gia giàu có với một nền giáo dục phóng khoáng theo truyền thống Anh Quốc, Miến Điện đã bị kềm kẹp trong tình trạng chậm tiến suốt mấy thập niên, kể từ khi giới quân nhân phủ nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử năm 1990 khi Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ [National League for Democracy – NLD] thắng lớn và bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của Liên đoàn, bị giam giữ hoặc quản thúc tại gia trên 20 năm. Bà Aung San Suu Kyi trở thành biểu tượng của cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Miến Điện.

Một diễn tiến mới trong cuộc tranh đấu này xảy ra năm 2007, khi các thành phần dân chúng và hàng ngàn vị sư biểu tình chống đối chính phủ quân nhân gọi là ‘Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia [State Peace and Development Council]. Biến động này còn được coi là một cuộc ‘Cách Mạng Cà-Sa’ (Saffron Revolution) của Miến Điện.

Kế đến, vào năm 2008, trận bão Nargis đã tàn phá Miến Điện và sự bất lực của chính quyền quân nhân được phô bày rõ rệt trong công tác cứu trợ và tái thiết.

Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi
Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi
Tháng 11 năm 2010, chính quyền quân nhân tổ chức bầu cử lần đầu tiên trong 20 năm – và tất nhiên là vẫn kiểm soát quốc hội, nhưng một tháng sau lại quyết định trả tự do cho Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào tháng 3 năm 2011, ông Thein Sein thả hàng ngàn tù nhân chính trị, tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi, ban hành luật lao động mới công nhận quyền đình công.

Một diễn tiến quan trọng khác – bề ngoài có vẻ thuộc về lãnh vực kinh tế, nhưng thực chất lại có thể là một nỗ lực tái-định-vị Miến Điện trên bàn cờ địa lý chính trị Đông Nam Á. Đó là việc Tổng thống Thein Sein ra quyết định ngày 30 tháng 9 năm 2011, tạm hoãn việc xây dựng Đập thủy điện Myitsone, gọi là thể theo ‘nguyện vọng của nhân dân Miến Điện’. Trung Quốc chuẩn bị đầu tư 3 tỉ 600 triệu đô-la và thiết kế công trình cho đập này, dự trù hoàn tất vào năm 2017. Đây là quyết định thay đổi cục diện chính trị tại Miến Điện và tất nhiên là Bắc Kinh không hài lòng.

Ngã rẽ này đánh dấu một chính sách đối ngoại mới của Miến Điện hướng về các quốc gia dân chủ phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, kèm theo những cải cách về tự do dân chủ và nhân quyền.

Vào tháng 11 năm 2011, Tổng Thống Mỹ Barack Obama gửi Ngoại trưởng Hilary Clinton đến Miến Điện để gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi và Tổng Thống Thein Sein. Đây là chuyến công du Miến Điện đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ kể từ giữa thập niên 1950.

Trong cuộc bầu cử bổ túc hồi tháng 4 năm 2012, bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ đã thắng 43 trong số 45 ghế tranh cử.

Tuy chỉ kiểm soát 10% số ghế tại Quốc hội nhưng ảnh hưởng của bà Aung San Suu Kyi vượt ngoài phạm vi chính trị quốc nội, với các cuộc du thuyết nước ngoài, vận động bãi bỏ cấm vận và đầu tư cho Miến Điện.

Vào tháng 9 năm 2012, Tổng thống Thein Sein công du Hoa Kỳ. Trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thống Thein Sein đã cam kết là tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện sẽ không bị đảo ngược.

Tổng Thống Obama công du Miến Điện vào tháng 11 năm 2012, nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Hồi tháng 12 năm 2012, chính phủ Miến Điện loan báo quyết định là báo chí Miến Điện sẽ được tư-hữu-hóa vào tháng 4 năm nay 2013.

Ông Kurt Campbell
Ông Kurt Campbell
Tuy tiến trình dân-chủ-hóa mới bắt đầu và Miến Điện chưa phải là một nước dân chủ hoàn toàn, nhưng đánh giá của Washington và Canberra là tiến trình dân chủ tại Miến Điện có thể sẽ không bị đảo ngược. Tiến-sĩ Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao vừa mãn nhiệm, phụ trách Đông Á Thái Bình Dương Sự vụ dưới thời Ngoại trưởng Hilary Clinton và đã tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến công du Miến Điện, đã có nhận định như vậy trên đài truyền hình quốc gia ABC Australia. Chính giới Australia cũng có nhận định tương tự.

Trong cuộc họp báo chung tại Quốc hội Australia, Thủ tướng Julia Gillard nói:

"Chuyến công du của Tổng thống phản ảnh tiến bộ cải cách vượt bực tại Miến Điện kể từ khi chính phủ dân sự được thành lập hồi năm 2011. Hôm nay, tôi muốn ca ngợi vai trđặc biệt của Ngài trong việc khởi xướng vđẩy mạnh tiến trình cải cách này."

Đáp lại, Tổng thống Thein Sein chẳng những không coi nỗ lực trước kia của Australia trong việc vận động đẩy mạnh tiến trình dân chủ tại Miến Điện là ‘xen vào việc nội bộ’ của Miến Điện, mà còn ghi nhận rằng Miến Điện cần học hỏi nhiều từ Australia. Tổng thống Thein Sein nói qua lời thông dịch viên:

"Ước vọng chân thành của tôi là – cũng như Australia, Miến Điện sẽ an hưởng hòa bình, dân chủ và phú cường. Chúng tôi có nhiều việc cần phải học hỏi từ Australia. Tôi cảm thấy chắc chắn là quan hệ giữa chúng ta sẽ bước vào giai đoạn mới đặc biệt.”

Đây là chuyến công du Australia đầu tiên của một tổng thống Miến Điện kể từ năm 1974. Từ vị thế của một ‘thành phần bất hảo’, ông Thein Sein đã được tiếp đón trọng thể với tư cách là Tổng thống Miến Điện đang được dân-chủ-hóa. Miến Điện vẫn còn đối phó với nhiều thử thách – đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ sắc tộc, cá biệt là giữa sắc tộc Miến chiếm 68% dân số với sắc tộc Shan chiếm 9%, và Karen chiếm 7% dân số, cũng như giữa tập thể đa số người theo Phật giáo và thiểu số theo Hồi giáo. Tuy vậy, thành tích hiện nay được coi là đủ để ông Thein Sein được đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình trong năm nay.

Trong bang giao song phương gọi là ‘giai đoạn mới đặc biệt’ này, Australia đã trở thành quốc gia cấp viện lớn nhất cho Miến Điện, chỉ sau Anh Quốc. Chỉ một năm sau khi nối lại bang giao, Australia và Miến Điện đã thảo luận việc mở rộng quan hệ vào lãnh vực an ninh quân sự, trong khi hai nước có nhiều cơ hội ảnh hưởng đến thời cuộc khu vực và quốc tế. Australia là thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong năm 2013 và 2014 – và Miến Điện sẽ là chủ tịch luân phiên của ASEAN, Tổ Chức 10 quốc gia Đông Nam Á, trong năm 2014.

Hồi sinh hệ thống giáo dục bậc cao ở Miến Ðiện
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:58 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG