Đường dẫn truy cập

Tổng thống Obama thảo luận Biển Đông với ông Tập Cận Bình


Tổng thống Barack Obama (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ở Le Bourget, ngoại ô Paris, ngày 30/11/2015.
Tổng thống Barack Obama (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ở Le Bourget, ngoại ô Paris, ngày 30/11/2015.

Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Á tại Washington trong tuần này giữa lúc gia tăng lo ngại rằng căng thẳng kéo dài âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên và nguy cơ Biển Đông bùng lên thành một cuộc xung đột.

Các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tới thủ đô của Mỹ để giam dự hội nghị thượng đỉnh được tổ chức bởi Tổng thống Obama về an ninh hạt nhân. Đây là vòng cuối cùng trong chiến dịch của Tổng thống Obama nhằm vận động quốc tế ngăn chặn các nguyên liệu có thể sử dụng cho vũ khí nguyên tử hay bom bẩn rơi vào tay những kẻ khủng bố.

Tuy nhiên, những vấn đề an ninh cấp bách khác sẽ được thảo luận bên lề của cuộc họp bắt đầu vào ngày thứ Năm tới.

Tổng thống Obama sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Năm, trong thời điểm xích mích giữa hai cường quốc thế giới về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược đang gia tăng, và sự kiến sẽ tiếp tục với phán quyết sắp tới từ một tòa án quốc tế về chủ quyền lãnh thổ sâu rộng của Bắc Kinh.

Ông Obama sẽ thúc giục Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên, một đồng minh truyền thống của quốc gia này.

Về phần mình, ông Tập sẽ muốn Hoa Kỳ khởi động lại các cuộc đàm phán với chính phủ độc đoán của Kim Jong Un, hiện đang đạt tiến bộ về công nghệ hạt nhân và tên lửa có thể trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ.

Nhưng chủ đề nóng nhất và gây chia rẽ nhất khi hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ là việc Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố nhận chủ quyền lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông.

Trung Quốc đã khai hoang hơn 3.000 mẫu đất trong hai năm qua gần tuyến đường trên biển quan trọng đối với thương mại thế giới. Trên các đảo nhân tạo, Bắc Kinh đã xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác mà Hoa Kỳ đánh giá là sẽ cho phép Trung Quốc triển khai sức mạnh quân sự tấn công trong khu vực vào đầu năm tới.

Mặc dù mâu thuẫn chủ quyền lãnh thổ với 5 quốc gia châu Á khác, Trung Quốc cho rằng quốc gia này có chủ quyền lịch sử đối với hầu hết Biển Đông và giữ ý kiến cho rằng Hoa Kỳ không có liên quan gì ở đây. Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng bằng cách đưa tàu quân sự và máy bay qua vùng tự do hàng hải.

Phiên bản tại Mỹ của báo nhà nước China Daily trong một bài xã luận gần đây viết: “Washington nên biết rằng những động thái càng khiêu khích chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ càng có nhiều biện pháp đối phó. Một vòng xoáy không mong muốn như vậy có thể đẩy cả hai bên đến đối đầu và khiến cho cả hai bên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, có khả năng trở thành sự thật”.

Trong cuộc gặp hồi tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã cố gắng dùng lời lẽ ôn hòa và phân bua rằng hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông “không nhằm và không gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào” và “Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa khu vực này”.

Phía Mỹ thì tuyên bố việc Trung Quốc cải tạo đảo đang gây bất ổn định cho khu vực và cần phải chấm dứt.

Theo ABCNews, VOV

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG