Đường dẫn truy cập

Tổng thống Ai Cập bác bỏ yêu cầu của quân đội khi hạn chót gần kề


Dân Ai Cập biểu tình phản đối tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, Ai Cập, 2/7/13
Dân Ai Cập biểu tình phản đối tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, Ai Cập, 2/7/13
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập đã sâu thêm hôm thứ Ba khi Tổng thống Morsi kháng lại kỳ hạn chót của quân đội để đạt được một thỏa thuận chia quyền với những người biểu tình. Các cuộc biểu tình lại chuẩn bị nổ ra ở Cairo và các thành phố khác trước kỳ hạn chót của quân đội là ngày thứ Tư – và có những lo ngại về bạo động thêm nữa.

Ở bên trên Quảng trường Tahrir, các phi cơ trực thăng của quân đội bay trên bầu trời Cairo khiến đám đông ở phía dưới hoan hô. Đám đông người biểu tình gia tăng, phe đối lập được khuyến khích bởi tối hậu thư của quân đội rằng Tổng thống Morsi phải đạt được một thỏa thuận chia quyền.

Mohamed Shaaban, một người trong đám đông biểu tình, nói rằng, ông Morsi có thể gợi ý về bất cứ điều gì với dân chúng tại quảng trường, nhưng chính dân chúng tại quảng trường này là người quyết định có chấp nhận hay không.

Ông Maha Azzam thuộc Viện chính sách Chatam House nói với đài VOA qua điện thoại từ Ai Cập rằng, tất cả mọi con mắt đều đổ dồn vào hành động kế tiếp của quân đội.

Ông nói: “Điều chúng ta thấy là các chỉ huy cao cấp của quân đội toan bức chế tiến trình chính trị tại Ai Cập. Họ không muốn đứng ở tuyến đầu của chính trị nhưng cuối cùng họ chỉ đạo lộ đồ chính trị. Và đó là điều không thể chấp nhận được trong một nền dân chủ.”

Tổng thống Morsi đã bác bỏ đòi hỏi của quân đội. Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, ông nói rằng ông sẽ không để cho thời gian quay ngược lại từ chế độ dân sự.

Phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo đã yêu cầu những người ủng hộ Tổng thống xuống đường để “bày tỏ sự từ chối bất cứ cuộc đảo chánh nào.”

Phân tích gia Maha Azzam nói tiếp:

“Sự phân cực xảy ra tại Ai Cập hôm nay lớn hơn những gì ta đã thấy trong quá khứ. Và hậu quả của việc lật đổ một Tổng thống được bầu cử tự do sẽ tuyệt đối hỗn loạn về phương diện quyền lợi của nhân dân Ai Cập như một toàn thể và tương lai của nền dân chủ trong vùng.

Emily Dyer, thuộc Hiệp Hội Henry Jackson, một tổ chức phân tích nói rằng những người biểu tình cảm thấy đây là cuộc cách mạng thứ nhì. Ông nhận định:

“Nhiều người cảm thấy rằng những yêu cầu họ đã có trong cuộc cách mạng thứ nhất hồi tháng Giêng năm 2011, là đặt ra một khẩu hiệu đơn giản ‘bánh mì, tự do, và công lý xã hội,’ đã không đạt được.”

Nhưng bà Dyer nói rằng phe đối lập đã thất bại trong việc đưa ra một biện pháp thay thế vững vàng. Bà cho biết:

“Không có đảng đối lập nào trong Mặt Trận Cứu Quốc, tức là phong trào đối lập bảo trợ chưa đưa ra được một kế hoạch thay thế rõ ràng trong vấn đề đối phó với những khó khăn kinh tế, mà Ai Cập hiện đang gặp phải, vấn đề là 1/3 ngân sách của họ là để chi tiêu cho các trợ cấp.”

Hôm thứ Ba, Anh và Đức cũng lên tiếng bày tỏ những lo ngại như Tổng thống Obama về cuộc khủng hoảng này và kêu gọi một giải pháp hòa bình.

Ông Rupert Colville là phát ngôn nhân của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát biểu:

“Điều thật sự quan trọng là chính phủ và phe đối lập ngồi lại với nhau để thảo luận về phương cách tiến tới. Rõ ràng là nền dân chủ của Ai Cập rất mong manh và không ai muốn thấy nó sụp đổ hay tan rã theo cách nào đó.”

Các nhà phân tích nói rằng, Ai Cập giờ đây đang bước vào một giai đoạn không biết sẽ ra sao - và quân đội chắc sẽ quyết định về số phận của Tổng thống Morsi trong những ngày sắp tới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG