Đường dẫn truy cập

Tiếp xúc với bạo lực khủng khiếp ảnh hưởng đến các nhà báo


Cảnh sát, ký giả và phóng viên nhiếp ảnh bên ngoài trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi, ngày 23/9/2013.
Cảnh sát, ký giả và phóng viên nhiếp ảnh bên ngoài trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi, ngày 23/9/2013.

Một cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiếp xúc với bạo lực cực độ mới được công bố ở Nairobi, Kenya. Cuộc nghiên cứu về rối loạn tâm lý hậu sang chấn ở các nhà báo cho thấy sự rối loạn như vậy có thể thể hiện ở tình trạng trầm cảm hoặc bồn chồn lo âu. Từ Nairobi, thông tín viên Lenny Ruvaga gởi về bài tường thuật sau đây.

Tác giả của bản báo cáo, Bác sỹ Anthony Feinstein, giáo sư tâm thần học của Đại học Toronto, cho biết các sự việc gây sang chấn thậm chí từ 10 năm trước vẫn có ảnh hưởng đến các nhà báo. Ông nói:

“Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên được hoàn tất về lục địa này. Kenya là nước đầu tiên đã có thể cung cấp dữ liệu về sức khoẻ tâm lý của các nhà báo, nhưng còn quan trọng hơn, đó là các dữ liệu cho thấy một số nhà báo vẫn gánh chịu những khó khăn lớn với rối loạn tâm lý và lo âu hậu sang chấn”.

Cuộc nghiên cứu, với mục đích chính là tìm hiểu về sức khỏe tâm thần của các nhà báo Kenya tiếp xúc với bạo lực cực độ, đặt trọng tâm vào bạo lực hậu bầu cử năm 2007 và vụ tấn công chết chóc ở Thương xá Westgate năm 2013.

90 nhà báo Kenya thuộc 2 cơ quan truyền thông hàng đầu của nước này đã được phỏng vấn.

Ông Juma Namlola, biên tập viên tin tức của Tập đoàn Truyền thông Nation, đã hàng nghề ký giả trong hơn 20 năm. Ông chịu trách nhiệm về các nhóm phóng viên được điều động đi làm tin về cả 2 sự kiện nói trên, và theo ông, các hãng truyền thông và chính các nhà báo đã không chú ý tới ảnh hưởng của rối loạn tâm lý hậu sang chấn.

“Khi đó tôi nằm trong số các phóng viên được phái đến hầu hết các chỗ đó. Vì tôi là người ở vùng duyên hải, tôi không nghiêng về bên nào trong hai bộ lạc mà ta có thể gọi là đối kháng nhau trong cuộc xung đột hậu bầu cử đó. Vì thế, tôi đã phải đi lại từ nhà xác này đến nhà xác kia và điều đó thực sự tồi tệ đối với tôi”.

Các chuyện gia nói Kenya không đủ năng lực để xử lý các ca bị rối loạn tâm lý hậu sang chấn. Bà Lydia Maina, một nhà tâm lý học của Đại học St. Paul ở Limuru, cho rằng phải có tư vấn tâm lý cho các nhà báo tiếp xúc với các sự kiến gây sang chấn.

“Tổ chức tuyển dụng các nhà báo cần lập ra các chương trình trợ giúp nhân viên. Một điều nữa là sẵn sàng ứng phó với thảm họa, họ cần lập một chương trình có thể chăm sóc các nhà báo, và không chỉ là sau vụ khủng hoảng mà thậm chí là trước khủng hoảng. Một ví dụ tốt là chương trình Quản trị Căng thẳng Tâm lý do Vụ việc Nghiêm trọng. Đó là một chương trình tốt vì nó chuẩn bị cho nhân viên trước khi vụ việc xảy ra và nó cũng chăm sóc họ sau khi vụ việc đã xảy ra”.

Dữ liệu lần đầu được thu thập ở một nước châu Phi hoàn toàn giống những kết quả đã có hơn 10 năm nay từ việc nghiên cứu báo giới phương tây, là các nhà báo đã được phân công đưa tin về các sự kiện đe dọa đến tính mạng có thể phát triển các triệu chứng rõ rệt về những khó khăn về cảm xúc và họ đã không được điều trị các chứng bệnh đó.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG