Đường dẫn truy cập

Thực phẩm từ các chợ ở Phi Châu cũng an toàn như các siêu thị


Nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Gia súc Quốc tế ILRI công bố cho thấy sữa và thịt ở những phiên chợ truyền thống này thường tươi hơn và an toàn hơn so với các siêu thị kiểu Tây phương ở Phi Châu.
Nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Gia súc Quốc tế ILRI công bố cho thấy sữa và thịt ở những phiên chợ truyền thống này thường tươi hơn và an toàn hơn so với các siêu thị kiểu Tây phương ở Phi Châu.

Đa số người dân Phi Châu vẫn mua thực phẩm tại những phiên chợ ngoài trời đông đúc, hỗn loạn khiến nhiều người Tây phương lúc nào cũng nghĩ tới vệ sinh phải co rúm người lại. Nhưng một cuộc nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Gia súc Quốc tế ILRI công bố ngày thứ ba, 27 tháng 1, đã đưa ra một kết luận bất ngờ: đó là sữa và thịt ở những phiên chợ truyền thống này thường tươi hơn – và an toàn hơn so với những gì bán ở các siêu thị Phi Châu theo kiểu Tây phương đang lan rộng khắp châu lục này.

Bà Delia Grace, người đứng đầu chương trình an toàn thực phẩm thuộc tổ chức có trụ sở ở Nairobi này nói trong một thông cáo rằng cuộc nghiên cứu xem xét 8 quốc gia, trong đó có Mali và Ghana ở Tây Phi, Kenya ở Đông Phi và Mozambique ở ven biển phía nam Phi Châu.

Bà nói: “Chúng ta lầm khi nghĩ rằng chúng ta chỉ việc áp dụng các giải pháp đã phát triển ở những nước giàu có thiên về những hoạt động thương mại to lớn hơn là những nhà sản xuất nhỏ.”

Đây là một kết luận bất ngờ có thể thúc đẩy khu vực thực phẩm không chính thức của châu lục này, lâu nay vẫn là nguồn thực phẩm chính cho nhiều người Phi Châu – nhất là cho người nghèo, cho những người ở các cộng đồng nông thôn thiếu các phương tiện chuyên chở. Và có nhiều phần chắc tính ưu việt của khu vực này sẽ bị sứt mẻ vì hệ thống các siêu thị đang lan tràn ở châu lục này: ILRI ước tính đến năm 2040, loại chợ không chính thức này vẫn cung cấp tới 70 phần trăm mức cầu của người tiêu thụ.

Tổ chức này cũng nêu ra điểm các ngôi chợ nhỏ cũng có một chỗ đứng cần thiết trong nền kinh tế.

Bản phúc trình nói: “Các nỗ lực làm cho thực phẩm an toàn hơn bằng cách thực thi các tiêu chuẩn cao có thể gây ra các hậu quả ngoài ý muốn, như ngăn cản các nông gia nhỏ và phụ nữ kiếm được thu nhập do lao động của mình.”

Các siêu thị tuyên bố là 'Siêu an toàn'

Các siêu thị ở Nam Phi, trung tâm kinh tế của châu lục, nói họ có các tiêu chuẩn nghiêm nhặt về an toàn thực phẩm. Tập đoàn siêu thị lớn nhất nước là Tập đoàng Shoprite, nói họ không những theo đúng các quy định hợp pháp, mà còn đề ra các tiêu chuẩn cao hơn.

Trong một bản phúc trình gửi cho đài VOA, công ty này nói: “Chúng tôi kiểm tra các nhãn hàng để bảo đảm tuân thủ luật lệ cũng như tiếu chuẩn nội bộ. Các nhãn thực phẩm phải hội đủ các điều kiện pháp lý nghiêm nhặt. Tất cả các mặt hàng, thực phẩm và không phải là thực phẩm, nhập và các nhãn hiệu riêng đều được xem xét và chấp thuận từng ngày để bảo đảm việc tuân hành.”

Nhưng ngay cả các hệ thống siêu thị cũng không phải là không có kẽ hở.

Năm ngoái, công ty hàng đóng gói Nam Phi Tiger Brands đã thu hồi một loạt các loại nước sốt và sản phẩm gạo sau khi phát hiện những dấu tích hoá chất màu bị coi là độc hại và gây ung thư. Và công ty Foodcorp sản xuất thức ăn cho thú vật nuôi làm cảnh đã buộc phải thu hồi một đợt hàng thực phẩm dành cho chó từ các siêu thị bởi vì loại thức ăn này bị nhiễm độc chất gọi là “vomitozin” gây ói mửa và làm tăng cân chậm nơi các con chó.

Năm 2013, người dân Nam Phi choáng váng khi biết được rằng thịt bò và xúc xích thường chứa thịt trâu nước, thịt lừa và thịt dê, cùng những chất gây dị ứng như gluten và soya, theo một cuộc khảo cứu của các nhà khoa học thực phẩm hàng đầu.

Tác giả cuộc khảo cứu Louwrens C. Hoffman nói: “Cuộc khảo cứu xác nhận rằng việc dán nhãn không đúng các loại thịt chế biến là chuyện thường xảy ra ở Nam Phi và không những vi phạm các quy định về nhãn thực phẩm mà còn gây ra những tác động kinh tế, tôn giáo, đạo đức và sức khoẻ.”

Các nhà cung ứng nhỏ: An toàn là ưu tiên

Tại Nairobi, thủ đô Kenha, những người bán không chính thức nói họ cũng quan tâm đến an toàn thực phẩm. Nông gia sản xuất sữa Simon Kinyanjui nói ông chưa gặp một thanh tra y tế nào trong ít nhất là 2 năm, nhưng ông nói ông vẫn thận trọng.

Ông nói với đài VOA: “Tôi đoan chắc là sữa nước được nấu sôi và ông rửa tay trước khi vắt sữa vì thế chưa hề có ngay nào nhận được lời than phiến của khách hàng chê sữa bị ôi.”

Cô bán sữa Christine Wamboi nói cô còn có thêm một biện pháp nữa.

“Khi tôi nhận được sữa, tôi đem nấu sôi ngay để xác nhận là sữa tươi.”

Đối với nhiều người Phi Châu, nơi họ mua thực phẩm là một sự cần thiết hơn là sự chọn lựa. Các ngôi chợ không chính thức thường có giá thấp hơn và thuận tiện hơn.

Và, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những ngôi chợ lộ thiên này không những sống động hơn, mà còn mát mẻ hơn. Dù sao, theo các nhà nghiên cứu, các ngôi chợ không chính thức thể hiện một phong trào môi sinh và mỹ thuật đã lan tràn như một ngọn lửa rừng tại các quốc gia Tây phương – xu hướng ăn những sản phẩm có nguồn địa phương, thường được mua thẳng từ các nhà sản xuất.

Các ngôi chợ ở Phi Châu, theo bà Grace, “về nhiều mặt phản ánh xu hướng “locavore” – nghĩa là thích ăn các thực phẩm của địa phương.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG