Đường dẫn truy cập

Thái Lan ủng hộ phá bỏ các đảo nhỏ trên Sông Mekong


Hình tư liệu - Tàu vận tải Trung Quốc trên sông Mekong gần khu vực Tam giác Vàng, ngày 1/3/2016.
Hình tư liệu - Tàu vận tải Trung Quốc trên sông Mekong gần khu vực Tam giác Vàng, ngày 1/3/2016.

Chính phủ Thái Lan ủng hộ một kế hoạch của Trung Quốc phá bỏ những đảo nhỏ và những bãi đá trên Sông Mekong trong khuôn khổ của một dự án kéo dài 10 năm để tăng tiến vận chuyển hàng hải từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến tỉnh Luang Prabang ở Lào.

Dự án có tên Kế hoạch Phát triển về Thủy lộ quốc tế trên sông Lancang-MeKong (2015-2025) được thành lập theo 3 giai đoạn, với một cuộc thăm dò sơ khởi, thiết kế, và đánh giá môi trường và xã hội.

Kế hoạch “cải thiện” lưu thông đường thủy bao gồm 630 kilômét từ Trung Quốc đến cột mốc biên giới 243 của Myanmar tới Luang Prabang nhằm giúp các tàu thuyền 500 tấn di chuyển qua lại khu vực này.

Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 2020, bao gồm việc cải thiện vận tải đường sông dài khoảng 259 kilômét, cũng như xây dựng các cảng hàng hóa và hành khách.

Tuy nhiên, kế hoạch được Nội các Thái Lan chấp thuận vào tháng 12 vừa qua đã bị giới bảo vệ môi trường thiên nhiên phản đối vì cho rằng việc phá bỏ những đảo nhỏ sẽ có “ảnh hưởng tai hại” lên đời sống hoang dã của các loài thủy sản và những cộng đồng địa phương.

Năm 2015 ước tính có khoảng 3,500 tàu chở hàng, phần lớn từ 100 và 300 tấn, chuyển hàng hóa tới Thái Lan.

Giới chức Thái Lan cho hay Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã thành lập một toán khảo sát sông và nhất trí cải thiện thủy lộ này.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thành lập một kế hoạch cải thiện sự hợp tác và liên kết trong 6 nước của sáng kiến Hợp tác Lancang-Mekong bao gồm Trung Quốc, Kampuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Trung Quốc cho vay 1,54 tỉ đô la và 10 tỉ đô la tín dụng để tài trợ hạ tầng cơ sở và cải thiện mạng lưới giao thông trong vùng Sông Mekong.

Giới bảo vệ môi trường nói kế hoạch mới nhất được đưa ra giữa lúc Sông Mekong đã phải đối mặt với những ảnh hưởng của việc xây đập, trong đó có 3 dự án thủy điện đã được Lào xây dựng hay đang trong vòng cứu xét ở hạ lưu Sông Mekong.

Quan tâm chính của các nhà bảo vệ môi trường tập trung vào một dải sông dài 1,6 kilômét được gọi là Khon Pi Luang-một dải các đảo và đá nằm rải rác, và là biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Lào ở quận Chiang Khnon thuộc Chiang Rai.

Kế hoạch cải thiện thủy trình trên Sông Mekong của Trung Quốc có trên 25 năm. Họ đã cho nổ những đảo nhỏ tại vùng hạ lưu và một chương trình phá những đảo nhỏ ở hạ lưu Sông Mekong đã diễn ra vào năm 2001, gần bang Shan của Myanmar.

Vào năm 2002, chính phủ Thái Lan dưới thời cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, nhằm lấy lòng Trung Quốc, đã cho nổ các đảo thượng nguồn từ Khon Pi Luang.

Tuy nhiên chương trình này bị Bộ Quốc phòng Thái Lan ngưng lại vì ngại rằng sẽ có tranh chấp biên giới với nước láng giềng Lào. Biên giới Thái-Lào được đặt tại điểm sâu nhất của dòng sông. Phá hủy những đảo sẽ thay đổi lằn ranh biên giới có thể bất lợi cho Thái Lan.

Các nhà bảo vệ môi trường nói các đảo nhỏ đóng một vai trò trọng yếu trong môi trường sống của cá và là nơi sinh sống của 200 loài cá sống dọc theo dải sông này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG