Đường dẫn truy cập

Tăng viện phí tối thiểu 30% từ ngày 1/3: Không thể là viễn cảnh màu hồng


Nguyên nhân của việc tăng viện phí là do Bộ Y tế bắt đầu thực hiện chính sách cắt khoản tiền bao cấp nhà nước dành cho các bệnh viện công từ trước tới nay.
Nguyên nhân của việc tăng viện phí là do Bộ Y tế bắt đầu thực hiện chính sách cắt khoản tiền bao cấp nhà nước dành cho các bệnh viện công từ trước tới nay.

Các bệnh viện công của Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng mức giá tăng mới cho gần 1.900 loại hình dịch vụ y tế, bắt đầu từ ngày 1/3. Trong khi các giới chức y tế của Việt Nam cho rằng việc tăng viện phí là để người bệnh được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất, thì một chuyên gia quốc tế không lạc quan về viễn cảnh này.

Theo thông báo của Vụ Kế hoạch tài chính, thuộc Bộ Y tế, mức viện phí tăng tối thiểu được áp dụng vào đầu tháng tới là 30%. Một số dịch vụ điều trị thậm chí tăng đến 250%.

Ông Ang Wei Zheng, một chuyên viên phân tích về sức khỏe và dược phẩm châu Á – Thái Bình Dương của BMI Research, thuộc tập đoàn Fitch tại Singapore, được Health Investor Asia trích lời nói:

“Có phần chắc không thể giảm nhẹ hoàn toàn các tác động vì chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng của nước này bị giới hạn về mức chi trả và hoàn tiền”.

Nguyên nhân của việc tăng viện phí là do Bộ Y tế bắt đầu thực hiện chính sách cắt khoản tiền bao cấp nhà nước dành cho các bệnh viện công từ trước tới nay.

Một người mẹ có con nhỏ thường xuyên phải sử dụng các dịch vụ y tế ở Hà Nội, chị Kim Tiến, cho rằng việc tăng viện phí là chất thêm gánh nặng lên vai người dân.

“Em nghĩ là gánh nặng đang đổ dồn lên vai người dân, không chỉ trong việc tăng viện phí mà trong tất cả các khoản từ tiền điện, tiền nước… đều đang trên đà tăng giá, trong khi thu nhập của người dân ngày càng thấp. Những người có con nhỏ như em thì có rất nhiều nỗi lo”.

Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, PGS-TS Lương Ngọc Khuê hôm 18/2 trả lời báo giới rằng mục tiêu của việc điều chỉnh viện phí là để người bệnh được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất.

Tăng viện phí tối thiểu 30% từ ngày 1/3: Không thể là viễn cảnh màu hồng
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:39 0:00
Tải xuống

Trong khi các bệnh viện cho rằng việc tăng viện phí là cần thiết cho việc đầu tư vào các thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng, chuyên gia Ang cho rằng việc tăng việc phí sẽ có ảnh hưởng đáng kể vì hai yếu tố: sự yếu kém của chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng của Việt Nam và thói quen trả tiền túi đang áp đảo trong cách chi trả viện phí hiện nay.

Thống kê năm 2013 cho thấy 55% viện phí được trả từ tiền túi của người dân, trong khi chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng chỉ chiếm 14%.

“Với những người thu nhập thấp, những người lao động trong xã hội thì việc tăng viện phí đối với họ là một sức ép. Có nhiều người không dám cho con đi bệnh viện khi con ốm bởi vì không đủ khả năng, không có tiền đi viện, mà chấp nhận sống với bệnh tật, thậm chí có những ca tử vong vì không có tiền.”

Trong mấy ngày qua, nhiều người đã chia sẻ trên mạng xã hội bản tin báo Dân Trí đưa hôm 19/2 để kêu gọi giúp đỡ cho trường hợp của anh Đặng Thái Tùng, 32 tuổi. Anh Tùng nằng nặc xin đưa người vợ đang được cấp cứu ở bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới vì bị sốt xuất huyết Dengue về nhà, do không trả nổi tiền viện phí.

Báo Dân Trí trích lời anh nói: “Tôi biết đưa vợ về để chết là tàn nhẫn, nhưng hết cách rồi”. Anh Tùng cho biết đã vay mượn khắp nơi. Nếu vợ mất, anh và gia đình sẽ không ‘chuộc’ được xác vợ vì khoản nợ bệnh viện quá lớn.

Chuyên gia Ang cho rằng với hệ thống bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội hiện không chi trả hết cho người dân nên buộc các bệnh viện, cơ sở y tế phải lấy phần còn lại từ túi bệnh nhân. Việc tăng viện phí, theo chuyên gia này, sẽ không thể là một viễn ảnh màu hồng, ít nhất là cho tới khi bảo hiểm y tế chạm tới được toàn dân.

VOA Express

XS
SM
MD
LG