Đường dẫn truy cập

Tấn công quân sự vào Iran là một chọn lựa xấu về chính sách


Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông John Bolton, tán thành việc can thiệp bằng quân sự.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông John Bolton, tán thành việc can thiệp bằng quân sự.

Các nhà thương thuyết của Iran và 6 cường quốc thế giới đã cố gắng từ hơn 1 thập niên để đi tới một thỏa thuận ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng một số người đã tán đồng một đường lối mạnh bạo hơn để ngăn chặn các tham vọng vũ khi hạt nhân của Iran.

Israel coi một nước Iran có vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa có thực. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đe dọa tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran để bảo đảm rằng Iran không chế tạo một quả bom. Và Hoa Kỳ từng nói rằng “mọi phương án đều được đưa lên bàn thảo luận,” ý muốn nhắc khéo đến việc tiến hành một cuộc tấn công quân sự.

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông John Bolton, tán thành việc can thiệp bằng quân sự.

Ông nói: “Trong một thế giới mà ta không có những chọn lựa tốt, và chỉ có hai hậu quả, một là Iran và các nước khác có được vũ khí hạt nhân, hoặc là Israel và Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự răn đe chống lại Iran, tôi nghĩ chọn lựa thứ hai tốt hơn là chọn lựa thứ nhất. Không có phương án nào là tốt, nhưng chúng ta ở trong một tình huống không có được chọn lựa nào tốt cả.”

Trong một thế giới mà ta không có những chọn lựa tốt, và chỉ có hai hậu quả, một là Iran và các nước khác có được vũ khí hạt nhân, hoặc là Israel và Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự răn đe chống lại Iran, tôi nghĩ chọn lựa thứ hai tốt hơn là chọn lựa thứ nhất.
Cựu đại sứ John Bolton nói.

Các chuyên gia phân tích nói Israel hoàn toàn có khả năng tiến hành một chiến dịch không kích nhắm vào các mục tiêu hạt nhân của Iran bao gồm các cơ sở tinh chế, các mỏ uranium, một loạt các phòng thí nghiệm và các công ty kỹ thuật sản xuất các bộ phận sử dụng trong các cơ sở hạt nhân.

Nhưng các chuyên gia cũng nêu ra rằng phía Iran đã đặt các cơ sở hạt nhân sâu bên dưới mặt đất, có lẽ quá sâu để phía Israel có thể tấn công.

Chuyên gia quân sự Paul Rogers, thuộc trường Đại học Bradford của Anh nói Hoa Kỳ là nước duy nhất có thiết bị cần thiết để đánh trúng các mục tiêu nằm dưới mặt đất, một quả bom gọi là “Massive Ordnance Penetrator,” tạm dịch nghĩa là “Bom xâm nhập sử dụng đạn mìn cực mạnh.”

Ông nói: “Thiết bị này được thiết kế cụ thể để đi xuyên qua nhiều tầng bê tông cốt thép, có khả năng cho biết khi nào đi qua những khoảng chân không chưa phải là mục tiêu chính và sau đó phát nổ bên trong không gian của mục tiêu chính. Và như tôi nói, đây là quả bom duy nhất thuộc loại này. Nó cân nặng khoảng 15 tấn và được thả từ độ cao, nó sẽ đạt tới tốc độ cực nhanh và có thể đánh trúng mục tiêu với độ chính xác đáng kể.”

Ông Rogers và các chuyên gia phân tích khác nói bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào các mục tiêu vũ khí hạt nhân của Iran cũng sẽ đưa chương trình hạt nhân của nước này đi ngược trở lại chỉ từ 2 đến 3 năm.

Chuyên gia này nói thêm: “Và vấn đề đối với bất cứ vụ tấn công nào của Israel là nếu một cuộc tấn công diễn ra thì người ta có thể ít nhiều nêu ra giả thuyết là Iran sau đó sẽ quyết tâm thủ đắc vũ khí hạt nhân mau chóng hết sức mình.”

Một chuyên gia về chương trình hạt nhân của Iran tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, ông Jim Walsh, đồng ý như vậy.

Ông nói: “Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ hiện tin rằng Iran chưa đi đến quyết định liệu có chế tạo một quả bom hạt nhân hay không. Iran có một chương trình, đã đình chỉ vào năm 2003, và tính đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định. Chắc chắn có cơ may là nếu ta dùng hành động quân sự thì họ sẽ đưa ra quyết định đó.”

Oanh tạc có ích gì nếu ta biết rằng ta chỉ đẩy họ lui trở lại vài năm bởi vì sau đó họ không những chỉ là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, mà còn là một quốc gia có vũ khí hạt nhân khó chịu đối với ta bởi vì ta đã oanh tạc họ và có thể đã oanh tạc họ nhiều lần.
Chuyên gia quân sự Thomas Hammes nói.

Chuyên gia quân sự Thomas Hammes của Đại học Quốc phòng không thấy có lý do để hành động quân sự.

Ông nói: “Oanh tạc có ích gì nếu ta biết rằng ta chỉ đẩy họ lui trở lại vài năm bởi vì sau đó họ không những chỉ là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, mà còn là một quốc gia có vũ khí hạt nhân khó chịu đối với ta bởi vì ta đã oanh tạc họ và có thể đã oanh tạc họ nhiều lần.”

Ông Hammes nói có rất nhiều lập luận gieo rắc sợ hãi quanh vấn đề liệu có oanh tạc Iran hay không.

Ông nói: “Hãy nhớ rằng, tất cả mọi người nói rằng Iran đang sắp sửa bung ra và thủ đắc vũ khí hạt nhân cũng đều nói như thế vào năm 2003. Hãy trở lại và đọc lại những tin tức và tôi nghĩ ta có thể lấy lại một số lời trích thuật trực tiếp của một số người ủng hộ nói rằng khi đó chỉ còn 3 năm nữa là Iran có vũ khí hạt nhân.”

Ông Hammes nói những người tán thành việc oanh tạc Iran “không đề xuất một sách lược, mà là đề xuất một đường lối chiến thuật: oanh tạc, và oanh tạc, và rồi oanh tạc nữa mà không có khái niệm việc nó sẽ kết thúc ra sao.”

Tổng thống Iran lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:34 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG