Đường dẫn truy cập

Sự thông cảm châu Âu dành cho Hy Lạp cạn kiệt


Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras dự một phiên họp quốc hội ở Athens
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras dự một phiên họp quốc hội ở Athens

Khi Alexis Tsipras một nhân vật cực tả giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp vào cuối tháng Giêng, ông nhanh chóng trở thành một biểu tượng của phe cánh tả ở châu Âu.

Tờ Liberation, môt nhật báo Pháp do triết gia Jean-Paul Sartre thành lập, tuyên bố ông là “gương mặt mới của châu Âu”, trong khi mọi người muốn được chụp ảnh chung với Tsipras, 40 tuổi, một người không thắt cà vạt, và bộ trưởng tài chính của ông Yanis Varoufakis, trong chiếc áo khoát da.

Chỉ chưa đầy 100 ngày sau đó, phần lớn sự cảm thông đối với đảng Syriza và Hy Lạp ở châu Âu cạn kiệt.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis nói chuyện trong một cuộc họp báo ở Brussels
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis nói chuyện trong một cuộc họp báo ở Brussels

Những lời công kích về hệ tư tưởng, những tuyên bố mâu thuẫn, sự rò rỉ các tài liệu nhạy cảm và các chiến thuật thương thuyết ngoan cố đã làm mất đi nhiều chính trị gia và giới chức châu Âu có thiện cảm với những nhân vật ở Athens mới gia nhập hàng ngủ giới chức châu Âu.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã từng ôm choàng ông Tsipras, thân mật nắm tay ông như để hướng dẫn vị thủ tướng chưa có kinh nghiệm qua mê cung của khối EU. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz, của đảng Dân chủ Xã hội Đức, vội vàng đến Athens để đề nghị trợ giúp.

Các chính phủ trung tả ở Pháp và Ý, những người nóng lòng làm dịu bớt sự thôi thúc biện pháp thắt lưng buộc bụng và thúc đẩy tăng trưởng của Đức trong khu vực euro, nhìn thấy sự đắc thắng trong cuộc bầu cử ở Hy Lạp như một yếu tố thuận lợi.

Tổng thống thuộc đảng Xã hội Pháp Francois Hollande tuyên bố chiến thắng của đảng Syriza “cho thấy rõ rằng biện pháp kiệm ước được xem như triển vọng và thực tế duy nhất không còn chấp nhận được nữa.”

Một viên chức cao cấp của một chính phủ ở nam châu Âu nhận định:

“Chúng tôi đã nghĩ rằng sự kiện này cuối cùng sẽ làm cho người Đức hiểu rằng sự khắc khổ quá sẽ đẩy châu Âu vào tay những kẻ cực đoan. Nhưng cái cách mà người Hy Lạp cư xử, không ai còn muốn giao tiếp với họ nữa.”

Ngoài ra, một số viên chức ở nam châu Âu tức giận là Hy Lạp liều lĩnh để tình thế rối rắm hơn bằng cách đàm phán với các chủ nợ cho đến cận kề tình trạng vỡ nợ và có khả năng ra khỏi khu vực euro.

Thông điệp Hy vọng

Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã từng ca ngợi ông Tsipras mang đến “thông điệp hy vọng, chứ không chỉ là nổi lo sợ”. Tuy vậy trong vòng mấy ngày, Varoufakis đã khiến cho các nhà lãnh đạo phe xã hội ở Rome giận dữ qua lời nhận định, “Hãy đối mặt với thực tế, tình hình công nợ của Ý không chống đỡ nổi.”

Bộ trưởng Tài chính Ý Pier Carlo Padoan nhận xét rằng lời câu nói này “không đúng chỗ.”

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) ân cần tiếp đón Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras khi ông đến họp ở Burssels
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) ân cần tiếp đón Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras khi ông đến họp ở Burssels

Trong các nước nhận được tiền cứu nguy khác tỏ sự thông cảm với Đảng Syriza chủ yếu là thành phần cực tả, trong khi một số chính trị gia dòng chính nhìn sự thành công của Hy Lạp như một mối đe doạ cho chính mình.

Một bộ trưởng của Bồ Đào Nha nói với tính cách riêng tư rằng chính phủ trung hữu sẽ không thể đối mặt với cử tri vào cuối năm nay nếu Hy Lạp được cho hoãn thanh toán nợ do các biện pháp cải cách lao động lương bổng và tiền hưu đầy khó khăn mà Bồ Đào Nha đã thực hiện theo chương trình của EU và IMF.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho (thuộc đảng trung hữu) gọi cương lĩnh vận động bầu cử của Đảng Syriza là “chuyện cổ tích trẻ em”, trong khi Thủ tướng Hy Lạp Tsipras cáo buộc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dẫn đầu một khối “trục” nhất quyết phá hoại các cuộc thương thuyết về quỹ cứu nguy của Hy Lạp, điều mà cả 2 nước này bác bỏ.

Trong khi trình bày chương trình kinh tế của Đảng Xã hội hồi tháng 4, nhà lãnh đạo đối lập Bồ Đào Nha Antonio Costas giữ thái độ cách biệt với Đảng Syriza, và hứa đáp ứng tất cả cả các cam kết với châu Âu về thâm hụt ngân sách và công nợ.

Ông Podemos dịu giọng

Tại Tây Ban Nha, ông Podemos, nhân vật cực tả, mà nhà lãnh đạo của ông là Pablo Iglesias, hồi tháng Giêng đã mô tả Đảng Syriza như một “tấm gương”, đã lặng lẽ lui khỏi những lời hứa vận động không tưởng sau khi nhìn thấy Tsipras chật vật đối phó với những hạn chế của chính phủ.

Đảng mới phất lên này tuyên bố ồn ào các kế hoạch của Hy Lạp nhằm chấm dứt biện pháp kiệm ước và cung cấp điện, thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn, nhưng giờ đây đã bỏ lời hứa trước tình trạng không trả được công nợ và nói rằng sẽ trả lương theo mức đã hứa nếu tình hình tài chính công cho phép.

Vào tháng 3 khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, ông Iglesia thừa nhận rằng những cuộc thương thảo đầy khó khăn của Hy Lạp với các chủ nợ cho thấy việc thay đổi chính sách kinh tế ở châu Âu có phạm vi giới hạn.

Các nước trong vùng Baltic, đã phải chấp nhận biện pháp thắt lưng buộc bụng đầy khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, quyết theo đuổi mục đích gia nhập khu vực euro, thậm chí lại càng ít thông cảm hơn với Hy Lạp và các nhà lãnh đạo nước này.

Bộ trưởng Tài chính Lithuania, Rimantas Sadzius nói rằng những lời dọa dẫm của Hy Lạp để vỡ vợ hay sắp xếp lại các món nợ với khu vực euro đã đề ra một vấn đề chính trị trong nước ông, nơi mức lương tối thiểu chỉ bằng một nửa và hưu bổng trung bình bằng một phần tư ở Hy Lạp. Ông nói với hãng tin Reuters:

“Nếu số tiền trợ giúp được chi mà không có sự quan tâm thích hợp để hoàn trả cho Cơ chế Ổn định châu Âu, thì sẽ có một câu hỏi nghiêm túc nêu lên về sự khác biệt trong mức sống, và tại sao một quốc gia có mức lương tối thiểu thấp hơn đáng kể so với một quốc gia mà cơ chế này phải hỗ trợ.”

Latvia cũng phản đối bất cứ sự nhượng bộ nào đối với Hy Lap về cải cách. Một phát ngôn viên của Bộ trưởng Tài chính Janis Reirs nói:

“Phải có sự cư xử cùng một cách, bình đẳng với Hy Lạp như đối với các nước (nhận được quỹ cứu nguy) khác.”

Những người dân thường Lavia mô tả người Hy Lạp như những khuôn mẫu điều mà ông Varoufakis đả kích là không công bằng:

Cô Sondra Lace, làm trong ngành âm nhạc ở thủ đô Riga của Latvia nói: “Tôi có một nhận xét về người Hy Lạp là họ luôn sống trong ánh sáng và họ … sống thoải mái, không băn khoăn về việc liệu mình có làm việc hay không.”

“Người Hy Lạp sống quá khả năng của mình,” ông Peteris Rubens, một người làm bảo vệ để kiếm thêm cho số lương hưu của mình nói. “Tất nhiên họ có đời sống đầy đủ, và giờ đây khi họ phải thắt lưng buộc bụng thì thật chẳng dễ chịu.

Nguồn: Reuters

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG