Đường dẫn truy cập

Sự can thiệp của Pháp khiến Anh mất đi 'bản năng dũng cảm'



Pháp đã phái1.600 binh sĩ đến Cộng Hoà Trung Phi để ngăn chặn những vụ bạo động tôn giáo giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Pháp đã phái1.600 binh sĩ đến Cộng Hoà Trung Phi để ngăn chặn những vụ bạo động tôn giáo giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Khi Pháp triển khai quân đội cùng với các đối tác châu Phi để dập tắt bạo lực tôn giáo ở Cộng hòa Trung Phi, các nhà phân tích chính trị nói rằng một trật tự chiến lược mới đang nổi lên ở châu Âu. Pháp đang đi đầu trong việc can thiệp vào các vụ xung đột nước ngoài, đặc biệt ở châu Phi, trong khi các chỉ huy quân đội Anh bày tỏ quan ngại rằng Anh đang mất đi tính đặc thù của mình. Thông tín viên Henry Ridgwell tường trình cho VOA từ London.

Pháp đã phái 1.600 binh sĩ đến Cộng Hoà Trung Phi để ngăn chặn những vụ bạo động tôn giáo giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Việc triển khai diễn ra chỉ 10 tuần sau khi Paris phái 4.000 binh sĩ đến Mali, sau khi các lực lượng của phe Hồi giáo chiếm cứ phần lớn phía Bắc của quốc gia này.

Pháp sẵn sàng can thiệp vào các xung đột ở châu Phi là vì lợi ích của chính mình. Ông David Cadier của Viện chính sách IDEAS của Trường Kinh tế London cho biết như vậy.

“Chúng tôi không muốn có một Afghanistan ở châu Phi. Nếu anh không có chính phủ, thì anh không có những bảo đảm về an ninh để không cho các nhóm khủng bổ thiết lập căn cứ hay các trại huấn luyện ở châu Phi, ở vùng Trung Phi, Bắc Phi, hay nói cách khác, ở những cửa ngõ của châu Âu và của Pháp nói riêng.”

Vai trò ngày càng mạnh mẽ của Pháp trong vấn đề an ninh toàn cầu trái ngược hẳn với láng giềng và đồng minh Anh.

Tháng Tám vừa qua, Anh đã khiến các đồng minh của họ bị sốc sau khi quốc hội nước này bỏ phiếu chống lại việc tham gia bất cứ cuộc tấn công quân sự nào ở Syria, tiếp theo sau những cáo buộc Tổng thống Assad đã sử dụng vũ khí hóa học.

Trong bài phát biểu tháng rồi, Đại tướng Nicholas Houghton, người đứng đầu quân đội Anh, nói rằng đất nước ông đã trở nên do dự đối việc phát huy sức mạnh trên thế giới.

“Gần đây tôi có quan sát với sự ngưỡng mộ về khả năng tương đối của quân đội Pháp để hoạt động với tư duy quản trị rủi ro một cách tích cực. Chúng tôi phải thật cẩn thận với tư cách là một xã hội và là quân đội chuyên nghiệp để không mất đi bản năng dũng cảm bởi vì đây là một trong những điều làm cho chúng tôi vượt trội”.

Anh là đồng minh chính của Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003 - một cuộc chiến gặp phải sự chống đối của đa số người dân nước Anh.

Vào cuối năm nay, quân đội Anh sẽ hoàn thành việc rút quân khỏi Afghanistan sau 13 năm chiến đấu và gần 450 người thiệt mạng. Các cuộc thăm dò cho thấy công chúng vẫn hoài nghi về những gì đã đạt được, khi các chỉ huy Anh cảnh báo rằng Taliban đang sẵn sàng lấy lại lãnh thổ sau khi các lực lượng NATO đi khỏi.

Những mâu thuẫn trên cùng với việc cắt giảm ngân sách quân đội đã khiến cho nước Anh cảm thấy mệt mỏi trong việc can thiệp ở nước ngoài, ông David Cadier nói.

“Ðiều đang xảy ra là sự miễn cưỡng ngày càng tăng trong việc chấp nhận rủi ro và thương vong. Và Pháp, một cách nào đó, đang cảm thấy bực bội vì thiếu sự hỗ trợ chiến lược từ các nước khác của châu Âu”.

Trong bài phát biểu hồi tháng Chín vừa qua, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói rằng Pháp sẽ thích nghi với những thách thức chiến lược không ngừng thay đổi.

“Trên thế giới, Pháp sẽ tiếp tục là một nước có hoạt động và ảnh hưởng. Nếu chúng tôi có thể xoay sở để vực dậy kinh tế và sức cạnh tranh, chúng tôi sẽ duy trì vị thế của một cường quốc có ảnh hưởng."

Tuy nhiên, sau khi Pháp triển khai quân đội ở Cộng hòa Trung Phi được một tháng, các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ của công chúng Pháp đã giảm mạnh từ 51% trong tháng 12% xuống còn 41% vào tuần này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG