Đường dẫn truy cập

Lập thành phố tị nạn cho ngòi bút lưu vong


Pittburg
please wait
Embed

No media source currently available

0:00 0:00:46 0:00

Ông Reese lớn lên tại một thị trấn nhỏ có tên là Homestead, gần Pittsburg, Pennsylvania. Nơi đây có những nhà máy thép lớn đầu tiên của nước Mỹ.

Ông Ralph Henry Reese nhớ rất rõ ngày vợ chồng ông quyết định thành lập Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg.

Đó là vào năm 1997. Ông và vợ là bà Diane Samuels, tham dự một buổi nói chuyện của nhà văn người Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie tại Trường đại học Pittsburg. Tác giả nổi tiếng này chỉ mới bắt đầu xuất hiện trở lại trước công chúng sau vài năm ẩn náu.

Ông Rushdie nói về những Thành phố Tị nạn Chính trị trong buổi nói chuyện năm 1997 tại Trường đại học Pittsburg. Hầu như ngay tức khắc, ông Reese và bà Samuels bắt đầu nghĩ đến việc làm thế nào biến Pittsburg thành một thành phố tị nạn chính trị.

Ông Reese lớn lên tại một thị trấn nhỏ có tên là Homestead, gần Pittsburg, Pennsylvania. Nơi đây có những nhà máy thép lớn đầu tiên của nước Mỹ.

Ông Reese nói “Đây là một thị trấn nhỏ rất nổi tiếng và là địa điểm của những vụ bạo động về lao động đầu tiên của ngành thép trong thời kỳ phôi thai. Việc này cũng có tính cách huyền thoại và Homestead là một cộng đồng được nghiên cứu nhiều vì những xáo trộn và những di dân trong cộng đồng và sự đa dạng chủng tộc.”

Trong hầu hết cuộc đời trưởng thành của mình, ông Reese là một doanh nhân. Ông có cơ sở làm ăn buôn bán riêng. Ông tự mô tả là một người có khả năng sáng tạo và có nhiều sáng kiến.

Vào năm 1997, một ý kiến mới nẩy sinh. Ông Rushdie đề cập đến những thành phố tị nạn chính trị châu Âu khiến ông Henry Reese và bà Diane Samuels suy nghĩ làm cách nào để ông bà-và thành phố Pittsburg- có thể giúp các nhà văn lưu vong.

Ông Reese nói:

“Ông Rushdie nói về mạng lưới Thành phố Tị nạn Chính trị tại châu Âu. Diane và tôi lúc ấy có một ngôi nhà. Chúng tôi đang cho thuê nhà này, trước đây, đây là một nhà buôn bán ma túy và chúng tôi mua nhà này để căn nhà khỏi trở thành một căn nhà buôn bán ma túy nữa. Và chúng tôi nghĩ, ‘đây là một căn nhà tuyệt hảo đối với một nhà văn nhà thơ.”

Một ít lâu sau khi nghe ông Rushdie nói chuyện, ông Ralph Henry Reese viết thư cho mạng lưới các Thành phố Tị nạn Chính trị tại châu Âu. Ông ngỏ ý muốn giúp cho một nhà văn đang gặp nguy hiểm có một nơi an toàn để sinh sống.

Vài năm trôi qua nhưng ông Reese và bà Samuels không nhận được hồi âm. Vào năm 2003, hai ông bà nhận được một điện thư. Chương trình Thành phố Tị nạn Chính trị đang tìm cách mở rộng sang Mỹ.

Và một năm sau đó Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg mở cửa.

Ông Reese nói:

“Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg bắt đầu cung cấp nơi cư trú cho một nhà văn lưu vong bị đe dọa đàn áp. Đàn áp có nghĩa là nhà văn có thể gặp nguy cơ bị tống giam vào ngục, bị bạo hành hay bị kiểm duyệt làm cho họ không thể xuất bản tác phẩm một cách tự do được.”

Nhà thơ đầu tiên của Thành phố Tị nạn Chính trị là ông Hoàng Tường đến từ Trung Quốc.

Ông Reese nói:

“Khi ông ấy đến đây ông muốn chào mừng tự do của ông. Ông chưa bao giờ được phép bày tỏ ý kiến của mình. Ông chưa bao giờ được phép xuất bản sách. Ông bị tra tấn, ông bị vã vào mồm để ông không thể nào công khai đọc thơ của ông, hay nhà cầm quyền nỗ lực ngăn việc này.”

Ông Reese nói khi ông Hoàng đến Pittsburg, ông muốn “khắc thơ của ông trên núi bên ngoài thành phố.”

Ông Hoàng chỉ nói được một ít tiếng Anh. Ông tiếp xúc với người ngoài qua sự thông dịch của vợ ông. Thoạt tiên, ông Reese và bà Samuels tưởng đã hiểu lầm ước muốn của ông Hoàng.

Thực vậy, đây đúng là mong ước của ông Hoàng. Tuy nhiên, bà Samuels tìm ra một cách dễ hơn để ông Hoàng trưng bày những câu thơ của ông.

Ông Reese nói tiếp:

“Do đó Diane đưa ra ý kiến là viết những bài thơ của ông bên ngoài nhà. Ngay tức thì ông ấy đến và viết bài thơ rất đẹp. Nơi đây trở thành là một nơi nhiều người đến chiêm ngưỡng. Ông ra ngoài và đọc thơ tại nhà ông.”

Căn nhà này trước đây là một nhà mua bán ma túy. Hiện nay nhà được trang hoàng bằng những bài thơ viết bằng chữ Trung Quốc. Nhà của ông Hoàng trở thành “Nhà của Thơ.”

Hiện nay Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg bao gồm một vài dãy nhà trên Đường Samsponia. Tất cả các căn nhà đều có tên. Tên nhà nhằm nhắc nhở đến những nhà văn nhà thơ lưu vong sống ở đây.

Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg đã cung cấp nhà ở cho các nhà thơ nhà văn lưu vong thuộc 6 quốc gia: Trung Quốc, El Salvador, Miến Điện, Venezuela, Iran và Bangladesh. Chương trình này giúp các nhà văn một nơi để sống, một lợi tức và bảo hiểm sức khỏe. Chương trình cũng hỗ trợ để họ tiếp tục là nhà văn nhà thơ.

“Chúng tôi cảm thấy cực kỳ quan trọng là nhà văn vẫn giữ được mình là một nhà văn và con đường duy nhất để làm như vậy, khi sống lưu vong, là xuất bản những tác phẩm nơi họ đang sinh sống.

Ông Reese nói Thành phố Tị nạn Chính trị Pittsburg giúp cho các nhà văn nhà thơ cơ hội tự bày tỏ một cách tự do, không sợ hãi. Và đối với một số người, cảm giác này hoàn toàn mới.

“Tự do bày tỏ tư tưởng có thể gây hứng khởi cho nhiều người một cách sâu sắc. Đây là một quốc gia—Hoa Kỳ là một quốc gia—nơi những quyền trong Tu chính án thứ Nhất và ý kiến nói lên ý nghĩ của mình đã ăn sâu trong xã hội nên tôi nghĩ đây là điều căn bản và mọi người đều cảm thấy đây là điều đáng được hưởng.”

Ông Reese nói tiếp:

“Tuy nhiên tôi nghĩ mọi người trong cộng đồng này đều hiểu giá trị của những gì chúng ta có ở đây và hiểu hơn ý nghĩa của việc biểu đạt sáng tạo, quyền trong Tu chính án Thứ Nhất theo một cách khác hơn những gì chúng ta đã làm trước đây. Vì chúng ta có những tượng đài ở giữa chúng ta, những tượng đài sống biểu tượng cho chúng ta thấy cảm giác thế nào khi mất đi quyền tự do biểu đạt sáng tạo ấy.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG