Đường dẫn truy cập

Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống tấn công tình dục cuả đám đông


Các cuộc tấn công đối với phụ nữ dẫn đến biểu tình phản đối
Các cuộc tấn công đối với phụ nữ dẫn đến biểu tình phản đối
Tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ Ai Cập gia tăng gần đây đã khiến các tổ chức nhân quyền địa phương và quốc tế lên án.

Các cuộc biểu tình được dự trù tổ chức vào ngày thứ Ba bên ngoài những toà đại sứ Ai Cập trên toàn thế giới.

Phụ nữ là trung tâm của cách mạng Ai Cập, từ cuộc nổi dậy hai năm trước đây cho đến các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống Mohamed Morsi hiện nay.

Họ đã phải đương đầu với những mối nguy hiểm trên tuyến đầu, nhưng trong những tuần gần đây, đã xuất hiện một mối đe dọa ngày càng tăng.

Bạo lực tình dục cuả đám đông đối với những phụ nữ biểu tình đã tăng vọt trong tháng qua, với ít nhất 19 cuộc tấn công được báo cáo từ Quảng trường Tahrir của Cairo chỉ trong vòng một ngày.

Những đoạn video nghiệp dư và các nhân chứng mô tả việc những phụ nữ lần lượt bị tách riêng ra và vây quanh là một nhóm đàn ông. Những người đàn ông đó xé quần áo của những phụ nữ, và xâm phạm họ bằng tay, gậy, và có ít nhất một trường hợp bị xâm phạm bằng dao.

Khi cuộc tấn công xảy ra, một số người đàn ông giả vờ đến để giải cứu nhưng mục đích của họ chỉ là để tham gia vào cuộc tấn công. Những người khác vung dao để ngăn cản các nhân viên tiếp cứu thực sự.

Phụ nữ đã biểu tình phản đối, yêu cầu Tổng thống điều tra và phải đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi ông Morsi phải có hành động.

Các tổ chức nhân quyền từ lâu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Ai Cập giải quyết các vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong cả nước, nơi nhiều phụ nữ báo cáo trong cuộc sống họ thường xuyên bị quấy rối. Một nữ sinh viên đai học phát biểu:

"Khi tôi đi trên đường phố và bị một cái gì đó tấn công tôi hoặc chạm vào cơ thể của tôi? Họ đang nghĩ gì vậy? Làm thế nào họ có thể làm điều đó."

Động cơ chính trị

Các cuộc tấn công cuả đám đông tại Tahrir đã gây ra những nghi vấn u ám và những cáo buộc rằng bạo lực không chỉ liên quan đến giới tính, mà còn có động cơ chính trị.

Bà Nehad Abu Al Komsan, giám đốc của Trung tâm về Quyền của phụ nữ Ai Cập, cho biết các cuộc tấn công được tổ chức như là một cách để giải tán các quảng trường và đe dọa phe đối lập. Bà Abul al Komsan gọi đó là "những thông điệp cho xã hội để người dân e ngại bày tỏ quan điểm của mình."

Các nhà hoạt động chỉ ra rằng không có bất cứ báo cáo nào về các cuộc tấn công của đám đông tại các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ.

Nhà phân tích chính trị Said Sadek nói thông lệ này có từ nhiều năm rồi:

"Đây là một nền văn hóa mà hạ nhục bằng tình dục sẽ ngăn cản nạn nhân khỏi hoạt động chính trị. Vậy nên nó cứ xảy ra và không có ai bị bắt mặc dù thực tế có những đoạn băng video về những người làm việc này."

Trong khi một nền văn hóa không bị trừng phạt không phải là điều mới mẻ, các cuộc tấn công tăng đột biến đã gia tăng áp lực lên Tổng thống Morsi và các nhà lãnh đạo Hồi giáo khác để lên án bạo lực một cách rõ ràng và phải có hành động ngăn chặn.

Nhà tâm lý học Farah Shash, làm việc tại Trung tâm vì Nạn nhân Bạo lực Nadeem, nói:

"Người dân sẽ thúc đẩy việc áp dụng luật, đưa luật ra quốc hội để ngăn chặn các hành động quấy rối tình dục, bạo lực tình dục hay bất kỳ loại bạo lực nào đang diễn ra."

Một chỉ dấu cho thấy việc này khó khăn như thế nào khi vào hôm Thứ hai, các thành viên Hồi giáo của cơ quan lập pháp duy nhất cuả Ai Cập, Hội đồng Shura, đổ lỗi cho các nạn nhân, cho rằng những người phụ nữ đã tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm bằng việc tham gia vào các cuộc biểu tình.

Trong khi đó, bất chấp nguy hiểm, nhiều phụ nữ Ai Cập nói rằng họ vẫn quyết tâm làm cho tiếng nói của họ được chú ý và sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình bên ngoài các toà đại sứ Ai Cập trên toàn thế giới để thể hiện sự giận dữ cuả họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG