Đường dẫn truy cập

Phòng vệ tập thể nằm hàng đầu trong nghị trình hội nghị NATO


Chiếc chở pháo tự hành được nhìn thấy tại một nhà ga ở Kamensk-Shakhtinsky, khu Rostov của Nga, gần biên giới Ukraine, 23/8/2014 Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh đã quan sát thấy các lực lượng Nga gia tăng trong vùng phụ cận Ukraine
Chiếc chở pháo tự hành được nhìn thấy tại một nhà ga ở Kamensk-Shakhtinsky, khu Rostov của Nga, gần biên giới Ukraine, 23/8/2014 Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh đã quan sát thấy các lực lượng Nga gia tăng trong vùng phụ cận Ukraine

28 thành viên khối NATO đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh ở Wales vào đầu tháng 9 này. Chủ đề chính của cuộc thảo luận là khái niệm phòng vệ tập thể trong bối cảnh các hành động gần đây của Nga chống lại Ukraine.

Nói một cách đơn giản, tình thế phòng vệ tập thể có nghĩa là một cuộc tấn công vào một trong 28 nước thành viên chính là cuộc tấn công vào toàn bộ khối.

Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí The Wall Street Journal, tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh này “phải luôn sẵn sàng, quyết tâm và có khả năng bảo vệ gần 1 tỷ công dân của khối.”

Ông Rasmussen nói thêm rằng các nhà lãnh đạo NATO phải tiến hành các biện pháp để làm cho liên minh “sung sức hơn, nhanh hơn và linh động hơn để đối phó với các thách thức từ bất cứ nơi nào trong tương lai.”

Phòng vệ tập thể NATO

Nguyên tắc phòng vệ tập thể là tâm điểm bàn thảo trước các hoạt động gần đây của Nga chống lại Ukraine qua việc thôn tính bán đảo Creame và ủng hộ những người ly khai Nga ở miền đông của đất nước này.

Đô đốc James Stavridis, từng là tư lệnh tối cao NATO, nói hành vi hung hăng của Tổng thống Nga Putin sẽ đem lại kết quả ngược lại mong đợi.

“Chiến lược của Tổng thống Putin sẽ là một thất bại về chiến lược. Trong thực tế, nó củng cố khối NATO, nó truyền thêm quyết tâm trong liên minh và tạo thêm sự gắn kết trong khối hơn là trước khi có các sự kiện ở Ukraine.”

Hiểm họa từ Moscow

Hành vi của Nga cũng đã truyền sự e sợ và thậm chí là nỗi sợ hãi vào một số quốc gia – như các nước vùng Baltic – rằng Moscow có thể sẽ tấn công một nước thành viên NATO.

Ông Sean Kay, một chuyên gia của trường Đại học Ohio Wesleyan, đã đánh giá tương quan lực lượng của các bên:

“Về mặt phòng vệ các nước liên minh NATO đối với Nga – các nước liên minh NATO có một lợi thế quân sự hơn hẳn vể khả năng phối hợp của họ.”

Ông nói thêm, “Cơ chế năng lực chỉ có ở trong tay của phương Tây. Do đó câu hỏi đặt ra là họ muốn sử dụng một cách tốt nhất mối quan hệ với Nga như thế nào trong tương lai trước hành vi gần đây của Nga.”

Ông Stavridis đồng ý như vậy và nói, “Tôi không thức thâu đêm để lo lắng về khả năng tấn công của Nga vào một quốc gia NATO.”

Nhưng để giảm bớt sự lo lắng của các nước lo sợ về hành vi của Nga thì theo đô đốc Stavridis các nhà lãnh đạo khối NATO phải có hành động mạnh mẽ tại hội nghị thượng đỉnh lần này:

“Cần có một số lượng lớn hơn các máy bay tuần tra các đường biên giới của khối liên minh. Chúng ta cần có các triển khai hàng hải lớn ở cả phía bắc trên biển Baltic và phía nam trên biển Đen.”

Ông nói thêm, “Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần hậu thuẫn các lực lượng có vũ trang của Ukraine bằng các trang thiết bị, đào tạo, các thiết bị hỗ trợ mạng và giúp họ chuẩn bị trong trường hợp Nga tiến hành bước tiếp theo để công khai xâm chiếm Ukraine.”

Căng thẳng giữa NATO và Nga

Nhìn về phía trước, ông Stavridis thấy căng thẳng tăng cao giữa NATO và Nga – nhưng không phải là quay về một thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

“Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, 6 triệu người đối chọi với nhau qua khu vực hành lang Fulda Gap. Các hạm đội hải quân lớn tuần tra trên khắp thế giới và chúng ta đã ở trong tình trạng báo động rất nhạy cảm. Các vũ khí hạt nhân sẵng sàng nổ, nhắm, lên đạn và bắn.” Ông nói thêm rằng: “Đã có các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên toàn thế giới – đó là hoạt động bị chi phối bởi chính trị và quân sự của những năm 20 và 30. Nhưng chúng ta không quay trở về đó.”

Cựu chỉ huy cao cấp NATO nói cuộc họp thượng đỉnh sắp tới cũng sẽ bàn bạc về vai trò của liên minh ở Afghanistan sau hơn 10 năm tham gia và làm thế nào để phân chia chi tiêu quốc phòng công bằng hơn giữa các nước thành viên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG