Đường dẫn truy cập

Pháp rút khỏi VN đúng 60 năm, bước ngoặt trong lịch sử thuộc địa


Bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ
Bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ
AFP - 60 năm trước, quân đội Pháp đã bị chiến sĩ Việt Nam đè bẹp trong một trận đánh lịch sử đem lại độc lập cho nước này, làm sứt mẻ uy tín của Paris và tiếp sức cho các phong trào độc lập ở các thuộc địa khác.

Trận đánh Điện Biên Phủ, kết thúc ngày 7 tháng 5, 1954 sau gần 2 tháng giao tranh không ngừng ở một thung lũng nơi binh sĩ Pháp bị bao vây và đánh bại hoàn toàn cũng là một dấu mốc trong lịch sử các phong trào giải phóng trên toàn thế giới.

Điện Biên Phủ “là lần đầu tiên một phong trào thuộc địa đòi độc lập không phải ở châu Âu đã chuyển biến qua tất cả các giai đoạn từ các đội du kích tiến tới một quân đội được trang bị và tổ chức theo quy ước để đánh bại một nước chiếm đóng Tây phương hiện đại trong một trận chiến thiên lệch.”

Đó là nhận định của nhà sử học Anh Martin Windroe, tác giả một cuốn sách được giới phê bình ca ngợi về đề tài này.

Tiếp theo sự sụp đổ gây hổ thẹn cho quân đội Pháp ở thung lũng Điện Biên Phủ kết thúc nền cai trị của Paris ở Đông Dương là một thử thách ý chí khác ở Algerie xuýt thúc đẩy cho một cuộc nội chiến ở Pháp.

Cuộc chiến tranh Pháp ở Đông Dương đã kéo dài 7 năm khi vào tháng 4 năm 1953, lực lượng Việt minh phải chịu đựng trong bảy năm khi vào tháng Tư năm 1953, lực lượng Việt Minh quyết định chuyển cuộc tiến công sang Lào, nước mới giành được độc lập và là một đồng minh của Paris.

Tướng Henri Navarre, tổng chỉ huy các hoạt động quân sự của Pháp ở Đông Dương, quyết định lập căn cứ ở thung lũng Điện Biên Phủ chiến lược, giúp bảo vệ Lào và cắt đứt đường tiếp tế của Việt Minh.

Đơn vị đồn trú này được thành lập vào tháng 11 năm 1953 với 3000 lính nhảy dù được triển khai và một đường băng được xây dựng để nhận hàng tiếp tế và quân tiếp viện.

Nhưng Pháp đã lầm to khi lý luận rằng quân đội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thiếu phương tiện tấn công căn cứ.

Đến tháng Giêng năm 1954, khoảng 40.000 bộ đội Việt Minh đã bao vây căn cứ và đến tháng 3, quân số đã tăng lên đến 60.000.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, Việt Minh phát động cuộc tấn công dồn dập bằng hỏa lực và lựu đạn. Đường băng bị hư hại không thể sử dụng được và quân Pháp gặp khó khăn trong việc nhắm mục tiêu tấn công vào bộ đội ngụy trang hoàn hảo.

Cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ vào buổi tối sau "56 ngày đêm vang rền và cuồng nộ," theo lời của nhà sản xuất phim Pierre Schoendoerffer, người từng bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ. Ông nói, "Đột nhiên có một sự im lặng bất ngờ và khủng khiếp,"

"Bầu trời đầy những cột khói đen cao ngút bay lên từ những chiếc xe bốc cháy. Lính tử trận và thiết bị quân sự bị phá hủy phơi xác đầy đồng," đại tá về hưu Hoàng Đăng Vinh nhớ lại. Ông chỉ mới 19 tuổi vào thời điểm chiến thắng lẫy lừng đó.

Sau các cuộc tấn công bằng máy súng và lựu đạn, ông Vinh và những bộ đội cộng sản khác cuối cùng cũng vào được hầm trú ẩn của tướng Christian - Marie de la Croix de Castries, chỉ huy trưởng các lực lượng thuộc địa của Pháp.

Chính xác những gì xảy ra tiếp sau đó không được ghi lại và de Castries đã qua đời từ lâu, nhưng các nhà sử học xác nhận đại ý tổng quát lời tường thuật của ông Vinh.

De Castries, được thăng cấp tướng trong trận chiến, khẳng định một ngày sau khi ông được trả tự do vào tháng 9 năm 1954 rằng ông không ra lệnh treo cờ trắng đầu hàng.

Nhưng ông Vinh nói với AFP rằng khi tướng de Castries đối mặt với Việt Minh, ông ta đã giơ tay nói: "Đừng bắn - Tôi đầu hàng."

Chiến thắng giành được với cái giá đắt đỏ; ít nhất 10.000 người Việt Nam thiệt mạng tại Điện Biên Phủ.

Sau chiến tranh, Việt Nam bị chia cắt thành miền bắc theo cộng sản và miền nam ủng hộ Pháp theo thỏa thuận Genève, một sự chia cắt tạm thời nhưng lại trở nên lâu dài.

Nó gây nên cuộc chiến khiến hàng trăm ngàn quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam và chỉ chấm dứt vào năm 1975 khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Cả hai miền thống nhất.

Sau Điện Biên Phủ, khoảng 5.000 binh sĩ Việt Nam đã chiến đấu cùng phe với thực dân, gia đình của họ, và người Việt Nam kết hôn với công dân Pháp đã được đưa đến Pháp.

Trại tị nạn được thành lập khi những người này đặt chân đến Pháp, trong đó có một trại tị nạn ở ngôi làng Sainte-Livrade- sur-Lot, nơi cư ngụ của 1160 người, trong đó có 740 trẻ em.

Mỗi gia đình được cấp 60 mét vuông trong khu nhà ở kiểu trại lính, bất kể là gia đình đông hay ít người, trong các một doanh trại quân đội cũ. Những cư dân mới định cư tại đó vào năm 1956.

Khoảng 100 người tị nạn và con cháu của họ vẫn còn sống ở đó.

Cuộc sống không dễ dàng vì những vết sẹo đã hằn sâu, đặc biệt là đối với những người con lai như ông Robert Leroy, hiện 68 tuổi và đã nghỉ hưu. Ông có cha là một đại tá. Ông cho biết bị người ta khinh rẻ, và gọi là người Tàu bẩn thỉu.

VOA Express

XS
SM
MD
LG