Đường dẫn truy cập

Dân châu Phi phản ứng trước cái chết của Bin Laden


Một người Kenya sống sót trong vụ khủng bố bằng bom năm 1998, nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Kenhya, đến thăm Ðài tưởng niệm 248 nạn nhân chết trong vụ này
Một người Kenya sống sót trong vụ khủng bố bằng bom năm 1998, nhắm vào Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Kenhya, đến thăm Ðài tưởng niệm 248 nạn nhân chết trong vụ này

Các nước châu Phi có phản ứng khác nhau trước cái chết của Obama Bin Laden.


Vụ tấn công gây chết người nhiều nhất của Osama bin Laden tại châu Phi là vụ nổ bom các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998 làm 224 người thiệt mạng.

Tổng thống Kenya Mwai Kibaki nói rằng cái chết của thủ lãnh al-Qaida là một “hành động của công lý” cho những nạn nhân của vụ đặt bom tại Nairobi và ông ca ngợi tất cả những ai đã góp công vào việc truy lùng và hạ sát bin Laden.

Tại Ma Rốc, nơi chính phủ qui lỗi vụ đặt bom tại Marrakech trong tuần qua cho một tổ chức có liên hệ với al-Qaida, Bộ tưởng Thông tin Khalid Naciri nói rằng toàn thế giới đã phải chịu thống khổ vì bin Laden và tổ chức mà ông ta thành lập.

Ông Naciri nói rằng nhân dân Ma Rốc không thấy có lý do chính đáng trong hành động giết hại thường dân và gây bất ổn cho các quan hệ quốc tế.

Chính phủ Nam Phi phản ứng thận trọng trước tin này với một tuyên bố ngắn ghi nhận lời loan báo của tổng thống Barack Obama về vụ triệt hạ bin Laden.

Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế của nước này khẳng định Nam Phi hoàn toàn ủng hộ cho việc tiêu diệt biểu tượng hung ác của khủng bố qua "hệ thống điều hành đa phương toàn cầu."

Tại Nigeria, nhà tham vấn về an ninh Evawere Oyede cho biết có những phản ứng khác nhau trước cái chết của Osama bin Laden.

Ông nói: ”Một số người thở phào nhẹ nhõm, trong khi một số người khác lại cho rằng ông ta (Osama bin Laden) là một người cố gắng chống lại thế giới Tây phương. Nhiều người coi Osama bin Laden là một anh hùng. Nước Mỹ, với tất cả mọi nguồn lực tình báo hùng hậu, vậy mà bin Laden đã tránh né được tới gần 10 năm.”

Doanh nhân người Nigeria Andrew Ejiro Cross nói rằng cái chết của bin Laden rất đáng tiếc vì lẽ ra chính quyền của Tổng thống Obama chỉ nên tước vũ khí của ông ta rồi đưa ra tòa xét xử. Ông Cross nói rằng Hoa Kỳ vi phạm tội hành quyết mà không xét xử sau khi đã sử dụng bin Laden trong cuộc chiến chống Liên Xô tại Afghanistan trước đây.

Ông nói: ”Osama bin Laden là một doanh nhân tìm cách kiếm tiền. Người Mỹ đã sử dụng ông ta. Sau khi dùng ông ta xong thì họ giết ông ta. Giết ông ta có ích gì? Một khi nước Mỹ ghét một người rồi thì họ phải bảo đảm rằng người đó phải chết."

Chính phủ Uganda hoan nghênh cái chết của bin Laden, gọi đó là một “biến cố lịch sử” với phát ngôn viên Fred Opolot cam kết binh sỹ Uganda trong lực lượng Liên Hiệp châu Phi tại Somalia sẽ tiếp tục chiến đấu chống phe dân quân al-Shabaab có liên hệ với al-Qaida.

Một phát ngôn viên của al-Shabaab đã đe dọa sẽ tấn công trả thù cho cái chết của bin Laden. Nhà chức trách Kenya cho biết họ đang siết chặt an ninh dọc theo biên giới với Somalia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG