Đường dẫn truy cập

Nhật Bản tăng cường lập luận chống Nam Triều Tiên


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói chuyện tại một cuộc họp báo ở Tokyo 24/8/12
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói chuyện tại một cuộc họp báo ở Tokyo 24/8/12
Các giới chức cấp cao trong chính phủ và các nhà lập pháp tại Nhật Bản đang tiếp tục tăng thêm áp lực với hai nước láng giềng với những lời khẳng định chủ quyền các hòn đảo mà Nhật coi là của mình.

Trong khi kêu gọi Nam Triều Tiên đáp lại cuộc tranh chấp lãnh thổ một cách khôn ngoan và thận trọng hơn, các nhận định của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại một cuộc họp báo ở Tokyo có phần chắc sẽ không giúp ích gì mấy trong việc xoa dịu những căng thẳng ngoại giao với cả Seoul lẫn Bắc Kinh.

Ông Noda nói với các phóng viên rằng Nhật Bản sẽ tăng cường các biện pháp bảo về vùng hải phận quanh nước mình.

Trong một bài phát biểu gay gắt kéo dài 10 phút mở đầu cuộc họp báo, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định rằng những lời tuyên bố nhận chủ quyền của nước này và nêu ra rằng diện tích lãnh thổ của Nhật có thể đứng hàng thứ 61, nhưng vùng nước trải rộng của Nhật Bản khiến nước này trở thành cường quốc vùng biển lớn hàng thứ 6 trên thế giới.

Khi tính đến cả độ sâu của vùng nước đó, thì ông Noda khẳng định rằng Nhật Bản đứng hàng thứ tư.

Những lời khoa trương như thế từ phía một nhà lãnh đạo Nhật Bản là rất hiếm hoi kể từ khi nước này đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945.

Thất bại chiến trường này đã đưa cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đến chỗ kết thúc và lập tức xóa sạch chủ nghĩa bành trướng thuộc địa tàn bạo trong nửa thế kỷ của Nhật Bản.

Vài giờ trước cuộc họp báo của ông Noda, Nam Triều Tiên đã đệ một kháng thư ngoại giao với Nhật Bản sau khi cả thủ tướng và ngoại trưởng Nhật mô tả việc Nam Triều Tiên kiểm soát một hòn đảo nhỏ đang có tranh chấp như một “sự chiếm đóng bất hợp pháp.”

Kháng thư của Nam Triều Tiên gọi lời tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với vùng đá ở khoảng cách gần như đều nhau giữa bán đảo Triều Tiên với hòn đảo chính Honshu của Nhật Bản là “vô lý.”

Ðược quốc tế biết đến với cái tên là Liancourt Rocks, nhóm đảo này chiếm một khu vực tổng cộng chưa đầy 1 phần 5 kilomet vuông. Nam Triều Tiên gọi vùng đất này là Dokdo, trong khi Nhật Bản cũng nhận chủ quyền dưới cái tên là Takeshima.

Tổng thống Nam Triều Tiên cũng đã gây xúc động thêm cho Nhật Bản qua việc sử dụng lời lẽ mà phía Nhật coi như là thô thiển nhắm vào Hoàng đế Akihito.

Trước đây trong tháng, Tổng thống Lee đã tuyên bố Nhật hoàng không thể đến thăm Nam Triều Tiên trừ phi ông đưa ra một lời tạ lỗi chân thành về thời kỳ đô hộ trước đây của Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Nam Triều Tiên lập luận rằng việc Nhật Hoàng lập lại lời bầy tỏ “sự hối tiếc sâu xa” hồi năm 1990 là chưa đủ.

Tình hình căng thẳng trong nước leo thang cũng tràn qua các quan hệ về kinh tế nữa.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi thừa nhận các căng thẳng đang ảnh hưởng đến những quyết định về việc liệu Tokyo có gia hạn một thỏa thuận trao đổi tiền tệ với Seoul, cũng như việc Nhật Bản mua khoản nợ chính phủ của Nam Triều Tiên.

Trong một hành động tượng trưng nhưng hiếm thấy, hôm nay Quốc hội Nhật Bản đã thông qua các nghị quyết gọi những hành động mới đây của Nam Triều Tiên và việc các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ thành công lên một hòn đảo đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản là “cực kỳ đáng tiếc.”

Sự kình chống nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc có liên quan đến những hòn đảo nhỏ trong vùng biển Ðông Trung Quốc mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.

Ðáp lại việc các nhà hoạt động ở Hong Kong đặt chân lên vùng đảo này, đô trưởng Tokyo với chủ trương khuynh hữu đang yêu cầu cho phép đưa chính quyền đô thị đến các hòn đảo này.

Các yêu cầu trước đây đã bị chính phủ trung ương từ chối nhưng Thủ tướng Noda nói chưa có quyết định về việc liệu lời yêu cầu của Tokyo có được chấp thuận hay không.
XS
SM
MD
LG