Đường dẫn truy cập

Nhân quyền Myanmar bị giám sát trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN


Các nhà hoạt động cầm biểu ngữ trong cuộc biểu tình phản đối việc giết hại nhà báo tự do Aung Kyaw Naing tại Yangon, Myanmar.
Các nhà hoạt động cầm biểu ngữ trong cuộc biểu tình phản đối việc giết hại nhà báo tự do Aung Kyaw Naing tại Yangon, Myanmar.

Chỉ vài ngày trước khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Myanmar - một nước mà quân đội vẫn còn nhiều ảnh hưởng, đang đối mặt với những sự xem xét kỹ lưỡng về thành tích nhân quyền. Từ văn phòng Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, Thông tín viên Steve Herman gởi về bài tường thuật sau đây.

Những tổ chức phi chính phủ cáo buộc quân đội Myanmar đã và đang dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Theo một tổ chức độc lập có trụ sở tại Đông Nam Á, có tên Fortify Rights (Củng cố Nhân quyền), có những bằng chứng cho thấy hải quân, bộ binh và những lực lượng an ninh khác của Myanmar đã làm cho điều kiện sinh sống của sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Rohingya vô quốc tịch tệ hại tới nỗi họ phải trốn chạy.

Tổ chức này tố cáo thêm là một số người trong quân đội đã kiếm lợi từ làn sóng vượt biên này.

Ông Matthew Smith, giám đốc điều hành của tổ chức Củng cố Nhân quyền, cho biết như sau.

“Trong một số trường hợp, hải quân hợp tác với những mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, tham dự vào những đường dây buôn người này.”

Một phúc trình ngắn được tổ chức này công bố riêng rẽ ngày hôm nay cáo buộc quân đội Myanmar phạm tội ác chiến tranh tại các tiểu bang Kachin và Shan ở miền bắc kể từ năm 2011, qua việc nổ súng bừa bãi vào thường dân và vào những địa điểm không có tính cách quân sự, làm cho 100.000 người phải phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Quân đội Myanmar cũng bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại miền đông của nước này trong một “biên bản ghi nhớ pháp lý” vừa mới được công bố.

Trung tâm nhân quyền Quốc tế tại trường Luật của Đại học Harvard, trong thời gian 4 năm, đã phỏng vấn dân làng và các cựu chiến binh mô tả chi tiết của những cuộc tấn công vào những cộng đồng người thiểu số Karen.

Tài liệu này nêu đích danh 3 cấp chỉ huy hiện vẫn đang hoạt động trong quân đội, bị cáo buộc chịu trách nhiệm trong những cuộc tấn công, trong đó có Trung tướng Ko Ko hiện là Bộ trưởng Nội vụ Myanmar.

Những kết luận này được báo cáo lên chính phủ Myanmar trong tuần này và theo một trong những nhà điều tra thì Bộ quốc phòng Myanmar gọi phúc trình là không chính xác và có thành kiến.

Ông Matthew Bugher, một nhà nghiên cứu về công lý toàn cầu tại Trường Luật Harvard, hiện có mặt tại Myanmar, cảm thấy được khích lệ vì ít ra nhà cầm quyền cũng muốn thảo luận về những kết quả nghiên cứu này.

“Có những quan tâm trong một vài thành phần của chính phủ về những vụ vi phạm nhân quyền và về cách cư xử của quân đội. Tuy nhiên trên cơ bản hiện chúng tôi đang có ý kiến bất đồng về cách thức đối phó với việc này.”

Trung tâm Nhân quyền Quốc tế ở Đại học Harvard không đề nghị truy tố những người được nêu tên. Họ cho rằng việc này nên do người dân Myanmar định đoạt. Tuy nhiên, ông Bugher nói tổ chức của ông muốn “làm bùng ra những cuộc thảo luận về những vấn đề này.”

“Nếu không giải quyết vấn đề cải cách quân đội, thì chúng ta sẽ làm chậm lại cuộc chuyển tiếp đang tiến hành trong nước và qui trách nhiệm phải là một phần căn bản của bất cứ tiến trình cải cách nào.”

Oâng Smith của tổ chức Củng cố Nhân quyền nói sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng” nếu những vấn đề này không được các nhà lãnh đạo giải quyết trong tuần tới tại Nay Pyi Taw, khi Myanmar chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hộïi nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Ông Smith xem những nỗi thống khổ của người dân Rohingya là một vấn đề trong vùng vì những người trốn chạy rốt cuộc đã đến bờ biển Thái Lan, một chặng dừng chân trên đường đến Malaysia.

“Sẽ rất thích hợp và tôi có thể nói là một mệnh lệnh đạo đức để đưa vấn đề này ra giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ASEAN.”

Tổng thống Barack Obama sẽ tham dự các cuộc họp thượng đỉnh này trước khi đến Yangoon để gặp lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và các thành viên của tổ chức Sáng kiến những Nhà lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á.

Trong khi đó, quân đội Myanmar đang bị nhiều người chú tâm theo dõi vì cái chết đáng nghi ngờ của một nhà báo bị quân đội bắt giữ.

Vợ ông Ko Par Gyi nói xác được khai quật của ông bị vỡ sọ và hàm và có hai vết thủng trên ngực ông.

Phóng viên này bị quân đội bắt giữ vào tháng 9 năm nay khi ông đang làm phóng sự về cuộc giao tranh giữa quân đội và phiến quân sắc tộc Karen tại bang Mon.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG