Đường dẫn truy cập

Mỹ tiếp tục gây áp lực với TQ về vấn đề tin tặc bất chấp vụ Snowden


Áp phích ủng hộ ông Edward Snowden ở Hong Kong.
Áp phích ủng hộ ông Edward Snowden ở Hong Kong.
Những vụ tiết lộ về các chương trình theo dõi tối mật của Hoa Kỳ có thể tạm thời có lợi cho Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia phân tích, có phần chắc sẽ không làm lay chuyển Washington trong việc tăng thêm áp lực đối với Bắc Kinh để ngăn chặn những vụ tấn công trên mạng của Trung Quốc nhắm vào các mục tiêu Hoa Kỳ.

Những vụ tiết lộ của người từng làm chuyên gia phân tích cho CIA, Edward Snowden, diễn ra vào một thời điểm thuận lợi cho Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Barack Obama tiếp người tương nhiệm Trung Quốc là ông Tập Cận Bình tại một cuộc họp thượng đỉnh trong đó vấn đề tin tặc là một đề tài nhạy cảm.

Các văn kiện đầu tiên bị ông Snowden tiết lộ không có liên quan mấy đến Trung Quốc. Các văn kiện này nói chi tiết một số chương trình theo dõi bí mật trong nước của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tức NSA, theo đó giới hữu trách thu thập và theo dõi các cú điện thoại và sử dụng Internet.

Nhưng những vụ tiết lộ sau đó của ông Snowden, người đã bỏ trốn qua Hong Kong để chống việc bị dẫn dộ, cho thấy NSA đã bí mật theo dõi các mục tiêu Trung Quốc từ nhiều năm. Lời cáo buộc đó châm ngòi cho một phản ứng giận dữ từ phía giới truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Nhật báo Global Times do đảng Cộng sản kiểm soát hôm thứ hai đã đăng một bài xã luận kêu gọi Hong Kong, một lãnh địa bán tự trị của Trung Quốc, đừng dẫn độ ông Snowden, và ca ngợi ông là một anh hùng đã phơi bày việc chính phủ Hoa Kỳ “vi phạm dân quyền.”

Tờ Global Times, thường bày tỏ các quan điểm chính thức, cũng đã kêu gọi các giới chức Bắc Kinh gặp trực tiếp ông Snowden để có thể lấy thêm tin tức tình báo có thể sử dụng trong các cuộc thương lượng với Hoa Kỳ trong tương lai.

Những lời bình luận như vậy cho thấy Trung Quốc sẽ lợi dụng vụ ông Snowden để đánh chệch hướng áp lực của Washington, vẫn tìm cách buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một loạt những âm mưu phát xuất từ lãnh thổ nước này nhằm xâm nhập máy điện toán của các công ty lớn.

Trung Quốc có phần chắc sẽ lợi dụng vụ Snowden để đánh chệch hướng áp lực của Washington, vẫn tìm cách buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một loạt những âm mưu phát xuất từ lãnh thổ nước này nhằm xâm nhập máy điện toán của các công ty lớn.
Trung Quốc có phần chắc sẽ lợi dụng vụ Snowden để đánh chệch hướng áp lực của Washington, vẫn tìm cách buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về một loạt những âm mưu phát xuất từ lãnh thổ nước này nhằm xâm nhập máy điện toán của các công ty lớn.
Nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Snowden đã trực tiếp cung cấp tình báo quan trọng cho các giới chức Trung Quốc. Trong một bài hỏi-đáp trên báo The Guardian của Anh quốc hôm thứ hai, ông Snowden phủ nhận mọi liên lạc với chính phủ Trung Quốc.

Những lời cam kết như thế không có hiệu quả mấy trong việc xoa dịu những mối lo ngại của các giới chức tình báo Hoa Kỳ, bởi vì ông Snowden đã hứa hẹn sẽ tiết lộ thêm thông tin trong những ngày sắp tới, theo ông Jeffrey Reeves thuộc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii.

Ông Reeves nói với đài VOA: “Tôi nghĩ dứt khoát có rất nhiều mối quan ngại từ phía Cục Ðiều tra Liên bang FBI hiện đang điều tra về mức độ tiếp cận mà ông ta thực sự có được. Và những người của NSA rất lấy làm lo ngại rằng ông ta có thể có khá nhiều thông tin có thể gây tai hại.”

Nhưng có nhiều phần chắc là ông Snowden không liên lạc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, căn cứ trên phản ứng chính thức của nước này. Ðó là nhận định của ông Steven Lewis, một học giả về Trung Quốc của trường Ðại học Rice ở Houston.

Ông Lewis nói với đài VOA: “Nếu thực sự ông ta được xem như một gián điệp, và sự kiện đó được chính phủ Trung Quốc cho là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm, tôi không nghĩ rằng báo Global Times lại được phép đồn đoán về vấn đề đó.”

Theo ông Lewis, những vụ tiết lộ có thể đã gây bối rối cho Hoa Kỳ và làm cho ông Obama khó khăn hơn khi nêu vấn đề tấn công tin tặc trong các cuộc đàm phán với ông Tập Cận Bình. Nhưng ông nghi ngờ về việc liệu nó có gây trở ngại cho các nỗ lực của Hoa Kỳ khi nêu vấn đề đó ra trong tương lai hay không.

Ông William Martel, một giáo sư về nghiên cứu an ninh quốc tế tại trường Ðại học Tufts ở Boston cũng đồng ý như vậy. Ông nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ sẽ không có vấn đề khi tiếp tục làm áp lực, chừng nào những lời cáo buộc về tin tặc Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trên hàng đầu tin tức.

Ông nói: “Tôi nghĩ nó có làm giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc vào thời điểm này, nhưng về lâu về dài, nếu sự thực, như nhiều người tố giác, Trung Quốc có tham gia vào việc làm gián điệp và xâm nhập mạng, thì áp lực và điều tra sẽ tiếp tục.

Tổng thống Obama cũng cảm nhận như thế trong một cuộc phỏng vấn được phát trong chương trình Charlie Rose của đài truyền hình PBS. Ông Obama nói phía Trung Quốc đã hiểu được thông điệp “rất thẳng thắn” của ông rằng các vụ tấn công tin tặc có tiềm năng “tác động tai hại đến nền tảng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG