Đường dẫn truy cập

Mỹ khó đặt ra lằn ranh đỏ về Biển Đông


Bản đồ khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuyên bố chủ quyền chồng chéo với nhau.
Bản đồ khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuyên bố chủ quyền chồng chéo với nhau.

Ngày 17/3, một số trang tin tức Mỹ đăng tải một bài viết thể hiện quan điểm riêng của cây viết David Ignatius của báo Washington Post nói về những diễn biến có thể xảy ra ở Biển Đông và Mỹ có thể ứng phó như thế nào.

Ông David Ignatius cho rằng một yếu tố có thể gây leo thang căng thẳng là phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết sắp tới của tòa trọng tài ở La Haye về vụ khiếu nại do Philippines khởi động năm 2013. Philippines cho rằng Trung Quốc đã "đòi hỏi quá mức" về gần như toàn bộ Biển Đông khi nêu ra "đường chín đoạn", hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, dựa trên các bản đồ cũ và các tuyên bố thời trước.

Tòa trọng tài có thể sẽ ra phán quyết vào tháng 4 hoặc tháng 5. Ông Kurt Campbell, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách châu Á, và các chuyên gia am hiểu khác dự báo rằng tòa sẽ công nhận quan điểm của Philippines một cách cẩn trọng.

Liệu Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo? Theo nhà bình luận David Ignatius, Bắc Kinh đã lên án việc phân xử trọng tài như vậy đối với các tuyên bố chủ quyền biển của họ, và một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể phản ứng về một phán quyết bất lợi bằng cách tuyên bố lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo đó sẽ cấm các chuyến bay ở đó nếu không được Trung Quốc cho phép. Ông David Ignatius nhận định rằng điều này sẽ mang lại sự khiêu khích mới và nguy hiểm đối với Washington.

Theo ông, Ngũ Giác Đài lập luận rằng Mỹ cần phải lập tức chống lại bất kỳ tuyên bố nào về vùng nhận dạng phòng không bằng cách điều máy bay quân sự của Mỹ vào nơi đó. Đó là những gì đã diễn ra hồi tháng 10 năm 2013 khi B-52 của Mỹ cấp thời thách thức vùng ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Hoa Đông. Song ông Ignatius giải thích thêm rằng chuyến bay này đã được lên kế hoạch từ trước, Ngũ Giác Đài đã không phải xin Tòa Bạch Ốc phê duyệt; giới chức Ngũ Giác Đài lo ngại giả sử nếu họ đã cần phải xin phép, rất có thể họ đã bị từ chối.

Giờ đây, Tòa Bạch Ốc thực hiện một quy trình lập kế hoạch liên ngành dồn dập để chuẩn bị cho cuộc đối đầu đang hiện ra, ông Ignatius cho hay. Theo ông, Mỹ có một số lựa chọn, trong đó có chiến lược ăn miếng trả miếng mạnh bạo theo đó Mỹ sẽ giúp các nước như Việt Nam và Philippines xây dựng đảo nhân tạo của chính họ trong vùng biển tranh chấp. Trên thực tế Philippines đã làm như vậy vào năm 1999 khi họ cố tình để cho một tàu lớn mắc cạn tại một bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa; mới đây Philippines đã tiếp tế cho con tàu của Mỹ, trong khi máy bay không người lái tuần tiễu trên không.

Mặt khác, cây viết của báo Washington Post dẫn lại ý kiến của ông Campbell cho rằng con đường khôn ngoan nhất của Mỹ là làm việc với các nước khác quanh vùng Đông Nam Á để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Việc này có thể bao gồm cả các hoạt động với các máy bay và tàu của Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu.

Ông Campbell nói: "Bạn không muốn người Trung Quốc mất mặt song bạn muốn giới lãnh đạo nước đó hiểu rằng nếu họ tiếp tục đi theo con đường này, họ có nguy cơ làm mối quan hệ phá diễn biến mất kiểm soát, biến thành một nơi rất tiêu cực".

Theo lawfareblog.com, Herald Net.

Tư lệnh Mỹ nói mất đường vào Biển Đông là điều hệ trọng
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:28 0:00

XS
SM
MD
LG