Đường dẫn truy cập

2 nhà báo từng đoạt các giải thưởng thiệt mạng ở Libya


Nhiếp ảnh gia người Anh Tim Hetherington (phải) leo lên một tòa nhà ở Misrata, Libya, ngày 20 tháng 4, 2011 và nhiếp ảnh gia Mỹ Getty Hondros Chris đi bộ ở Misrata, ngày 18 tháng 4, 2011
Nhiếp ảnh gia người Anh Tim Hetherington (phải) leo lên một tòa nhà ở Misrata, Libya, ngày 20 tháng 4, 2011 và nhiếp ảnh gia Mỹ Getty Hondros Chris đi bộ ở Misrata, ngày 18 tháng 4, 2011

Hai phóng viên ảnh từng giành các giải thưởng đã thiệt mạng ở thành phố bị vây hãm của Libya là Misrata ngày hôm qua, trong khi hai đồng nghiệp phương Tây của họ cũng bị thương trong khi đưa tin về các cuộc giao tranh giữa lực lượng nổi dậy và quân chính phủ.

Đạo diễn phim người Anh kiêm nhiếp ảnh gia chiến trường từng được đề cử giải Oscar Tim Hetherington thiệt mạng vì một quả đạn súng cối tại Tripoli Street, một đường phố chính và cũng là trung tâm của cuộc giao tranh ở Misrata.

Thành phố duy nhất còn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy ở miền tây Libya đã phải hứng chịu nhiều tuần pháo kích không ngớt do lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi tiến hành.

Ông Chris Hondros, một công dân Mỹ làm việc cho hãng Getty Images, qua đời vài giờ sau đó vì bị chấn thương nặng ở não.

Ông Hondros đã từng đoạt Huy chương vàng Robert Capa, một trong những giải thưởng cao quý nhất dành cho nhiếp ảnh chiến tranh.

Hai nhiếp ảnh gia khác, Guy Martin và Michael Brown, cũng bị chấn thương từ các mảnh đạn trong vụ nổ.

Tình trạng của ông Martin trầm trọng, nhưng nghe nói đã khá hơn sau khi được phẫu thuật, trong khi ông Brown chỉ bị các vết thương nhẹ.

Ông Hetherington, 41 tuổi, một người rất được ca ngợi, đã đồng đạo diễn phim tài liệu có tên gọi ‘Restrepo’ hồi năm 2010 nói về các binh sĩ Hoa Kỳ tại một tiền đồn ở Afghanistan.

Một thông cáo ngắn của gia đình ông Hetherington nói ông tới Libya để ‘tiếp tục dự án truyền thông của ông nhằm nêu bật các vấn đề nhân đạo trong tình cảnh xung đột và chiến tranh’.

Tòa Bạch Ố hôm qua kêu gọi lãnh đạo Libya và tất cả các chính phủ khắp thế giới bảo vệ các nhà báo, “đã đem lại tiếng nói cho những người không có phương tiện nào khác để được lắng nghe”.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG