Đường dẫn truy cập

UNHCR quan ngại vụ Campuchia trục xuất 36 người Thượng VN


Người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam vượt biên giới vào Campuchia ẩn náu trong các khu rừng rậm ở đông bắc Campuchia vì sợ nhà chức trách Campuchia sẽ trục xuất họ. (Ảnh: Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc UNHCR )
Người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam vượt biên giới vào Campuchia ẩn náu trong các khu rừng rậm ở đông bắc Campuchia vì sợ nhà chức trách Campuchia sẽ trục xuất họ. (Ảnh: Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc UNHCR )

Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc UNHCR hôm nay bày tỏ quan ngại trước việc Campuchia cuối tháng rồi cưỡng bách trục xuất 36 người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam chạy sang lánh nạn.

Bộ Nội vụ Campuchia nói 36 người Thượng bị bắt trả về Việt Nam hồi tuần trước là "người nhập cư bất hợp pháp."

Tuy nhiên, giới hoạt động nhân quyền nói nhóm người sắc tộc thiểu số Việt Nam vượt biên giới qua Campuchia trốn trong các khu rừng rậm ở tỉnh Ratanakkiri chờ được tiếp xúc với Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc là những người đi tìm đường tị nạn vì bị đàn áp tôn giáo.

Ông Chhay Thy, điều phối viên cho tổ chức nhân quyền Adhoc ở tỉnh Ratanakkiri, cho biết 36 người sắc tộc Jarai bị bắt trục xuất hôm 25/2 khi tìm cách tới thủ đô Phnom Penh.

Trong một điện thư gửi ban Khmer đài VOA, phát ngôn nhân của Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Campuchia, bà Vivian Tan, cho biết cơ quan của bà đã chính thức gửi thư tới giới hữu trách Campuchia bày tỏ quan ngại về hành động này.

Bà Tan nói trả người tị nạn về nước mà không cho họ tiếp cận với các tiến trình quyết định tình trạng tị nạn là đi ngược lại luật quốc tế.

Bà Tan cho biết cơ quan của bà sẽ tiếp tục thúc đẩy Campuchia cho phép người tị nạn được tiếp cận với các quy trình về người tị nạn như nhóm 13 người Thượng Việt Nam trước đây.

Mười ba người Thượng Việt Nam mà bà Tan nhắc tới đã được nhà chức trách Campuchia đề nghị cho tị nạn, và đang chờ Bộ trưởng Nội vụ nước này phê duyệt.

Nhóm 13 người này, trong đó có một phụ nữ, trốn vào rừng ở tỉnh Ratanakkiri hồi cuối năm ngoái và đã được đưa đến Phnom Penh với sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn.

Người Thượng Việt Nam lâu nay than phiền bị đàn áp vì đấu tranh đòi quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo.

Vào năm 2000 và 2001, hàng ngàn người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã bỏ trốn sang Campuchia. Nhiều người đã bị bắt hồi hương và một số người khác cuối cùng được cho tị nạn tại Mỹ và các nước phương Tây.

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 5/3/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG