Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo AU họp thượng đỉnh tại Addis Ababa


Lễ khai mạc kỳ họp thường niên lần thứ 22 của Liên Hiệp Châu Phi tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, ngày 30/1/2014.
Lễ khai mạc kỳ họp thường niên lần thứ 22 của Liên Hiệp Châu Phi tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, ngày 30/1/2014.
Các nguyên thủ quốc gia của 54 nước thành viên Liên Hiệp Châu Phi đang họp hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại Addis Ababa, với áp lực giúp chấm dứt giao tranh và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Các vấn đề hòa bình và an ninh được đặt lên hàng đầu trong nghị trình của hội nghị thượng đỉnh, bắt đầu vào ngày hôm nay tại thủ đô Ethiopia.

Ông Erastus Mwencha, phó chủ tịch Liên Hiệp Châu Phi nói với Đài VOA là châu Phi cảm kích sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết những quan tâm về an ninh, nhưng giải pháp tối hậu phải được giải quyết trong nội bộ các nước Liên Hiệp Châu Phi.

Ông Mwencha nói vấn đề chính là xem có tiến bộ hay không và châu Phi không những phải dẫn đầu nhưng các nước này cũng phải nhận trách nhiệm của họ.

Vì vào cuối ngày, vấn đề này không thể từ những nguồn bên ngoài mang đến, mà phải phát xuất từ bên trong, và những nỗ lực của Liên Hiệp Châu Phi là phải cùng với các nước này để chính họ tự ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên hiện không rõ là các nước thành viên làm được bao nhiêu để có thể giải quyết những cuộc tranh chấp.

Tuần trước, Nam Sudan cảnh báo các bên ký kết một thỏa thuận ngưng bắn không ổn định, nhưng các người chứng kiến nói xung đột giữa lực lượng chính phủ và phiến quân quân vẫn tiếp tục.

Hàng ngàn người đã thiệt mạng và khoảng 800.000 ngàn thường dân phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi giao tranh bùng phát trong tháng trước. Các nhà phân tích cũng cảnh báo là chính phủ Juba có thể không có khả năng dập tắt bạo loạn.

Liên Hiệp Châu Phi cũng tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ vào ngày thứ Bảy tới để gây quỹ cho việc cứu trợ nhân đạo và những hoạt động gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi.

Xáo trộn tại Nam Sudan bắt đầu vào giữa tháng 12 năm ngoái sau khi Tổng thống Salva Kiir, cáo buộc cựu Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chánh-một cáo buộc ông Machar bác bỏ. Liên hiệp quốc cho biết có khoảng 100.000 thường dân lánh nạn sang các nước láng giềng.

Cộng hòa Trung Phi lâm vào tình trạng xáo trộn vào năm ngoái sau khi các phiến quân lật đổ Tổng thống Francois Bozize.

Hơn 1.000 người đã thiệt mạng kể từ khi bạo động leo thang tại Bangui vào đầu tháng 12 năm ngoái. Các nhân viên cứu trợ Liên hiệp quốc ước lượng có hơn 900.000 ngàn người phải rời bỏ nhà cửa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG