Đường dẫn truy cập

Lệnh cấm phá rừng của Indonesia vẫn chưa được áp dụng


Tình trạng rừng bị phá hủy, phần lớn do nạn đốt rừng để lấy đất trồng cây cọ dừa và đào mỏ, đã diễn ra với tỷ lệ 100 triệu hecta mỗi năm, và là nguyên do gây ra 50% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kín
Tình trạng rừng bị phá hủy, phần lớn do nạn đốt rừng để lấy đất trồng cây cọ dừa và đào mỏ, đã diễn ra với tỷ lệ 100 triệu hecta mỗi năm, và là nguyên do gây ra 50% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kín

Một lệnh cấm đốt rừng ở Indonesia, lẽ ra bắt đầu vào đầu năm, vẫn chưa được áp dụng. Lệnh này nằm trong khuôn khổ một thỏa thuận 1 tỷ đôla với Na Uy nhằm giảm thiểu khí thải có hiệu ứng nhà kính mà một số nhà khoa học cho là nguyên do chính gây ra tình trạng tăng nhiệt toàn cầu. Theo tường thuật từ Jakarta của thông tín viên VOA Brian Padden, những mối quan ngại về tác động kinh tế của lệnh cấm này đã góp phần gây trì hoãn cho việc thực thi lệnh.

Indonesia là nước sản sinh ra lượng khi thải có hiệu ứng nhà kính lớn hàng thứ ba trên thế giới. Tình trạng rừng bị phá hủy, phần lớn do nạn đốt rừng để lấy đất trồng cây cọ dừa và đào mỏ, đã diễn ra với tỷ lệ 100 triệu hecta mỗi năm, và là nguyên do gây ra 50% lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã cam kết giảm thiểu 26% lượng thải khí carbon dioxide trước năm 2020. Một lệnh cấm trong 2 năm việc khai hoang để lấy đất trồng lẽ ra bắt đầu từ hồi tháng Giêng năm nay, trong khuôn khổ một kế hoạch về môi trường và nằm trong thỏa thuận 1 tỷ đôla với Na Uy để bảo vệ rừng và giảm lượng khí thải.

Nhưng lệnh cấm đã bị trì hoãn và lực lượng đặc nhiệm được giao trách vũ khai triển lệnh cấm đang chật vật mưu tìm các phương sách đem lại lợi ích cho môi trường mà không gây thiệt hại kinh tế.

Bà Nur Masripatin là giam đốc Trung tâm Môi trường và Tiêu chuẩn hóa thuộc Bộ Lâm nghiệp. Bà cho rằng trông đợi Indonesia đình chỉ công cuộc phát triển ở tất cả các vùng nông thôn là điều không khả thi về mặt kinh tế.

Bà Masripatin nói: “Nếu nước ta, có 70% đất là rừng mà dân số tiếp tục gia tăng, thì điều thực tế là trong tương lai, 30 năm nữa, ta có thể trông đợi rừng vẫn chiếm 70% hay chăng?”

Lực lượng đặc nhiệm đang bàn luận về các định nghĩa mà bà cho là sẽ giúp xác định các khu vực nào sẽ bị tác động bởi lệnh cấm.

Nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace Yuyun Idradi tỏ ra hoài nghi rằng lệnh cấm, một khi được thực thi, sẽ có ảnh hưởng nào đó đến môi trường. Ông nói rằng lệnh này sẽ chỉ bao gồm các giấy phép sử dụng đất mới, chứ không phải những giấy phép hiện hữu, và rằng phần lớn các khu vực bao gồm ở trong đã được định danh là rừng được bảo vệ. Ông nói toàn bộ tiến trình đang bị trì hoãn vì cuộc vận động của các đại công ty.

Ông Idradi nói: “Thương thuyết sắp chấm dứt và không có thông tin nào cho đến giờ này và ta không biết bản dự thảo mới sẽ được ký ra sao và khi nào.”

Ông Robert Daniel thuộc Đơn vị Biến đổi Khí hậu của Sứ quán Anh ở Jakarta nói khi lệnh cấm được ban hành, thì sẽ không giảm thiểu được đáng kể lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính ngắn hạn.

Ông Daniel nói: “Điều được đề cập ở đây là sự biến đổi khí hậu. Sẽ có rất ít rừng được bảo vệ nhờ lệnh cấm đó. Nhưng đấy không phải là điểm chính. Như đã nói từ trước, đây là một tiến trình. Đây là một bước dọc theo con đường tiến tới việc giảm thiểu nạn phá rừng.”

Ông Daniel cho rằng tiến trình bao gồm việc buộc các cơ sở kinh doanh phải chấp nhận các lợi ích kinh tế của tập tục phát triển bền vững. Ông Daniel nói việc trồng lại cây cối trong những khu vực phá rừng, gia tăng sản lượng trong các đồn điền trồng cây cọ dừa để đáp ứng nhu cần và phát triển năng lượng địa nhiệt sẽ đem lại cả lợi ích kinh tế lẫn giảm thiểu khí thải, về lâu về dài.

Bà Masripatin của Bộ Lâm nghiệp cũng nhìn thấy lệnh cấm như một phần của một tiến trình dài hạn trong việc quản lý các tài nguyên thiên nhiên.

Bà Masripatin nói tiếp: “Ta không nên nhìn vào tác động tức thời của lệnh cấm. Điều rất quan trọng là phải dành thời gian để xem xét lại cách thức quản lý các tài nguyên rừng của ta trước đây và xem cần đến những gì trong tương lai.”

Bà nói rằng thà trì hoãn việc thực thi lệnh cấm để phát triển một kế hoạch thận trọng, khả thi còn hơn là đưa ra một công bố sâu rộng có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế và có thể bị đảo ngược tại tòa án.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG