Đường dẫn truy cập

Hiệp định TPP được ký kết, dù vẫn gặp chống đối


Những người chống đối Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington, ngày 3/2/2016.
Những người chống đối Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington, ngày 3/2/2016.

Sáng 4/2 tại New Zealand, Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết với sự tham gia của các bộ trưởng thương mại từ 12 quốc gia thành viên, dù vẫn có sự phản kháng của những người chống đối.

Hiệp định đạt được vào tháng 10/2015, sau 5 năm đàm phán, nhằm giảm bớt những rào cản thuế quan và nâng cao các chuẩn mực sống và cổ xúy cho sự phát triển kinh tế và minh bạch. Tuy nhiên, TPP cũng gặp phải nhiều chống đối cho rằng hiệp định này mang lại quá nhiều quyền lực cho các công ty lớn.

Sáng 4/2, TPP đã chính thức được ký kết tại Auckland, New Zealand, với sự tham gia của bộ trưởng 12 nước thành viên.

Hiệp định sau đó sẽ được phê chuẩn ở mỗi quốc gia, dự kiến có thể mất nhiều năm.

Trước đó hôm 3/2, Việt Nam đã ra Nghị định về Hiệp định TPP với nội dung đồng ý ký hiệp định và cử Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng làm trưởng đoàn đi tham gia lễ ký kết tại New Zealand.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến tham gia lễ ký kết tại New Zealand.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến tham gia lễ ký kết tại New Zealand.

Trong số các nước thành viên, Việt Nam được xem là quốc gia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may, giày da, đồ gỗ. Tuy nhiên, Hà Nội cũng phải thực hiện nhiều cải cách và hoàn thiện thể chế pháp lý theo các yêu cầu của hiệp định.

Một số nhà hoạt động lo ngại Việt Nam sẽ không tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, quyền của người lao động một khi được chính thức trở thành thành viên.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski trong cuộc gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại thủ đô Washington, Mỹ, hồi tháng 12/2015 cho biết:

“Không một lợi ích nào (từ TPP) có hiệu lực cho tới khi nào Việt Nam thực hiện tất cả các yêu cầu của TPP. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.”

Đã có những cuộc biểu tình ở New Zealand và các nơi khác để chống đối hiệp định. Một số cuộc biểu tình diễn ra ngay trung tâm thành phố Auckland vào thời điểm hiệp định được ký kết. Người dân địa phương đã được khuyến cáo tránh xa khu vực này.

Hồi tuần rồi, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở khắp New Zealand khi những người chống đối lo ngại hiệp định sẽ hạn chế khả năng thiết lập chính sách kinh tế của chính phủ New Zealand, bất chấp những tin tức cho rằng New Zealand cũng sẽ có được nhiều cơ hội tiếp cận vào các thị trường quan trọng trên toàn cầu.

Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định tự do thương mại (FTA) nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư giữa 12 quốc gia thành viên là New Zealand, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ước tính, TPP sẽ đóng góp đến 300 tỷ đôla mỗi năm cho GDP của thế giới, chiếm 40% giá trị kinh tế toàn cầu.

Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định TPP
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:05 0:00

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG