Đường dẫn truy cập

Hạ viện Mỹ hành động để chống nạn buôn người


Nạn nhân buôn người Shandra Woworuntu (giữa) cùng với Chủ tịch Hội tranh đấu vì quyền lợi của các nạn nhân, Dân biểu Ted Poe (trái), và Dân biểu Carolyn Maloney (phải) tại một cuộc họp báo bên ngoài Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 20/5/2014.
Nạn nhân buôn người Shandra Woworuntu (giữa) cùng với Chủ tịch Hội tranh đấu vì quyền lợi của các nạn nhân, Dân biểu Ted Poe (trái), và Dân biểu Carolyn Maloney (phải) tại một cuộc họp báo bên ngoài Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 20/5/2014.
Nhiều người Mỹ nghĩ buôn người là một vấn đề chỉ tồn tại ở nơi xa xôi, như trường hợp của gần 300 bé gái Nigeria bị đã bị nhóm Boko Haram bắt cóc và hiện vẫn đang mất tích. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cho biết có đến 17.500 người, đa số là các cô gái, bị buôn đến Mỹ hàng năm và con số đó không bao gồm những người bị bắt cóc và cưỡng ép vào con đường nô lệ tình dục trong phạm vi biên giới Hoa Kỳ. Hạ viện Mỹ đã có biện pháp giúp đỡ các nạn nhân và để truy lùng các thủ phạm.

Một người sống sót từ nạn buôn người, cô Shandra Woworuntu, có mặt tại trụ sở Quốc hội hôm thứ Ba để vận động cho việc bù đắp và các dịch vụ khác của chính phủ nhằm giúp đỡ các nạn nhân. Cô Woworuntu xuất thân từ Indonesia. Cô đã học đại học và là một chuyên gia phân tích tài chính ở quê nhà cho tới khi cô bị mất việc vì bất ổn chính trị. Cô Woworuntu đến Hoa Kỳ năm 2001 vì lầm tưởng là sẽ có được công việc trong ngành khách sạn. Thế nhưng cô đã bị bắt cóc tại phi trường New York và bị cưỡng ép vào con đường nô lệ tình dục như cô kể với VOA:

“Khi tôi tới nơi, có người đến rước tôi và đưa tôi lên một chiếc xe van. Họ lấy hộ chiếu của tôi và tấm vé mà tôi đã giấu kỹ, rồi ngay hôm đó, tôi đã bị đưa vào đường dây kinh doanh tình dục lén lút.”

Cô Woworuntu đã trốn thoát và kẻ buôn cô bây giờ ở trong tù. Cô đã nhận được sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ và hiện đang vận động để nâng cao nhận thức về nạn buôn người.

Các nhà lập pháp Dân Chủ và Cộng Hòa đã hợp lực vận động cho 3 dự luật để giúp cho các chính quyền tiểu bang và địa phương phát triển các chương trình tập trung vào các nạn nhân và huấn luyện các giới chức thi hành công lực để giải cứu các nạn nhân chứ không đối xử với họ như là gái điếm. Lãnh đạo khối đa số tại Hạ viện, ông Eric Cantor nói:

“Và chúng ta phải đối phó thẳng với vấn đề này, không chỉ với tư cách đảng viên Cộng Hòa, đảng viên Dân Chủ, nhưng là những người cha, người mẹ, người chị, người anh. Chúng ta phải bảo vệ con cái của chúng ta”.

Dân biểu Carolyn Maloney đã làm việc hơn một thập niên để chống nạn buôn người quốc tế.

Bà Moloney nói: “Không có tội phạm nào trên trái đất ghê tởm hơn, không có hành vi phạm tội khủng khiếp hơn, không có hành động đồi bại nào gây tổn hại cho cộng đồng quốc gia và chắc chắn là cho các cá nhân đến như thế.”

5 dự thảo luật, phải được thượng viện thông qua, cũng tìm cách giảm thiểu nhu cầu buôn bán người bằng cách khuyến khích cảnh sát và các thẩm phán đối xử với những kẻ ép buộc trẻ em vị thành niên đi vào các hoạt động tình dục như những người bị buôn người, chứ không phải là những kẻ thường phạm. Tuổi trung bình của các bé gái bị ép vào con đường nô lệ tình dục là 13, tuổi trung bình của các bé trai là 12.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG