Đường dẫn truy cập

Giới tranh đấu Hong Kong vận động đòi thêm quyền bầu cử


Dân Hong Kong biểu tình bên ngoài văn phòng của trưởng quan hành chánh yêu cầu được quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí
Dân Hong Kong biểu tình bên ngoài văn phòng của trưởng quan hành chánh yêu cầu được quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí
Phải đến năm 2017 mới diễn ra cuộc bầu cử ở Hong Kong để bầu ra trưởng quan hành chính mới, nhưng phần tranh luận đã bắt đầu sôi nổi về mức độ quyền lực dành cho cử tri. Bắc Kinh ủng hộ một kế hoạch để một “uỷ ban đề cử” quyết định ứng cử viên nào hội đủ điều kiện dự tranh. Nhưng một tổ chức đang vận động đòi để cho công chúng khả năng chọn ứng cử viên của mình.

Ông Trần Kiện Dân là một trong những người tổ chức nhóm “Chiếm đóng Trung ương bằng Tình thương và Hòa bình,” được thành lập năm ngoái để quảng bá cho quyền phổ thông đầu phiếu. Ông cho biết:

“Đây là một phong trào dân chủ, chúng tôi muốn dân chúng từ các cộng đồng khác nhau tham gia vào toàn bộ tiến trình. Ðó chính là lý do chung tôi đã tổ chức nhiều ngày thảo luận để dân chúng hiểu được tầm quan trọng của dân chủ ở Hong Kong và kế đó kịp thời thảo luận về các đề xuất cải cách khác nhau.”

Chiếm đóng Trung ương đề nghị 3 phương án bầu cử, tất cả đều bao gồm cái được gọi là “đề cử dân sự,” giúp cử tri được phép chọn bất cứ ứng cử viên nào.

Một số người cho rằng khái niệm này thách thức tiểu hiến pháp của quốc gia thành phố này, tức Bộ luật Cơ bản, nói rằng các ứng cử viên phải được chọn bởi một “uỷ ban đề cử có đại diện rộng rãi,” chứ không phải công chúng.

Các giới chức Bắc Kinh cũng đã lên tiếng phản đối việc đề cử dân sự, và nhấn mạnh rằng bất cứ cải cách bầu cử nào đều phải tuân thủ Bộ luật Cơ bản.

Nhà bình luận chính trị Albert Cheng nói đề nghị này gây tranh cãi ngay trong số các nhà toàn dân chủ của Hong Kong, tin rằng đề nghị này quá cấp tiến. Ông nói:

“Họ nghĩ về chuyện thực tế, họ sẽ cố gắng tìm ra một giải pháp dung hòa với chính phủ trung ương.”

Tuần này, tại quận huyện chính trung tâm thành phố, một số người nói họ không biết chi tiết cụ thể “Chiếm đóng Trung ương” là gì nhưng vẫn có thiện cảm với phong trào này.

Ông Hùng Bá Cơ là một chuyên viên kỹ thuật thông tin trong khu vực:

“Ðề cử dân sự là quyền của chúng tôi. Chúng tôi muốn thực thi quyền đó để có thể chọn ra các ứng cử viên mà chúng tôi muốn. Nếu Bộ luật Cơ bản không cho phép làm như thế, thì chúng ta có thể duyệt lại Bộ luật Cơ bản.”

Anh Hà Dĩnh Tâm một sinh viên thiết kế cho biết:

“Trong cuộc thảo luận, trước khi thực thi bất cứ quyết định nào, có thể có phần nào bối rối và mất trật tự. Ðó là một giai đoạn cần thiết. Nhưng có thể sau khi Chiếm đóng Trung ương tiến hành hoạt động, thì Hong Kong sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.”

Chiếm đóng Trung ương bằng Tình thương và Hòa bình đã cam kết chận các đường phố ở trung tâm thành phố vào tháng 7, nếu các luật lệ bầu cử được chính quyền Hong Kong chọn đi nguợc lại với các nguyên tắc quốc tế về phổ thông đầu phiếu.

Các giới chức Trung Quốc nói phong trào Chiếm đóng gây phương hại cho sự ổn định của Hong Kong, và Bắc Kinh sẵn sàng giúp duy trì ổn định bằng quân đội, trong trường hợp hành vi bất tuân luật pháp vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Ông Trần Kiện Dân nêu ý kiến:

“Tôi tin rằng đó chỉ là một chính sách đe dọa. Họ chỉ muốn làm cho các ủng hộ viên của chúng tôi lo sợ. Họ hiểu rất rõ rằng đây không phải là một phong trào lật đổ chính quyền hay tìm cách lật đổ chế độ ở Bắc Kinh. Không có cách nào chúng tôi có thể làm được điều đó.”

Ông nói thêm rằng Chiếm đóng Trung uơng sẽ không phải là ngoại lệ đối với nguyên tắc đó

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG