Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo tài chính G20 tìm cách ngăn cuộc chiến tiền tệ


Cảnh sát Nam Triều Tiên tuần tra tại sân bay Gimpo ở Seoul. Seoul tăng cường an ninh chưa từng thấy cho cuộc họp thượng đỉnh G20
Cảnh sát Nam Triều Tiên tuần tra tại sân bay Gimpo ở Seoul. Seoul tăng cường an ninh chưa từng thấy cho cuộc họp thượng đỉnh G20

Các vị bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất đang tề tựu tại Nam Triều Tiên vào lúc mối quan ngại ngày càng gia tăng về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh tiền tệ. Thông tín viên đài VOA Steve Herman đã đến Gyeongju, nơi các nhà lãnh đạo tài chính của khối G-20 đang họp, và ghi nhận chi tiết trong bài tường trình sau đây.

Bắt đầu từ ngày mai, các nhà quyết định chính sách của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dành 2 ngày để tìm cách đạt được các thỏa thuận về hệ thống tài chính toàn cầu.

Giáo sư kinh tế học Joshua Aizenman của trường Đại học California ở Santa Cruz cho rằng cuộc họp diễn ra vào một thời điểm quan trọng.

Ông Aizenman nói: “Các rủi ro quá cao nên không thể làm lơ trước nguy cơ tiêu cực của việc tiếp tục hoặc các cuộc chiến tranh tiền tệ gay gắt hơn hoặc có thể là một số biện pháp có thể sau đó dẫn đến sự trả đũa và khởi đầu của các cuộc chiến tranh thương mại.”

Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản đang quện kết với nhau về các vấn đề thương mại và đầu tư. Nhưng các kinh tế gia cho rằng mối quan hệ không được quân bình. Một phần là vì tiền tệ của Trung Quốc bị đánh giá quá thấp. Các bên cạnh tranh của Trung Quốc cho rằng sự kiện này đem lại lợi thế bất công cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc.

Để bảo vệ các công nghiệp xuất khẩu của mình, các nước Brazil, Nhật Bản và Thái Lan đã tiến hành các biện pháp kéo chậm việc tăng giá chỉ tệ. Một số nước khác, trong đó có Aán Độ và Nam Triều Tiên, đang cứu xét các biện pháp tương tự.

Một viên chức cấp cao của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, không nêu đích danh Trung Quốc, lập luận rằng một nền kinh tế lớn giữ cho chỉ tệ của mình không tăng giá “buộc các nước khác cũng làm như vậy”, và gây ra điều mà ông gọi là “không tăng giá để cạnh tranh.”

Giáo sư Aizenman, phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế châu Á Thái bình dương, nói rằng trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, không có cách nào mỗi một thành viên của G-20 có thể thúc đẩy nghị trình của riêng mình mà không có sự hợp tác.

Giáo sư Aizenman nói tiếp: “Vì thế, điều then chốt sẽ là tìm ra một thỏa hiệp thích đáng cho mỗi bên mà không hy sinh nghị trình chính của mỗi bên, nhưng thừa nhận rằng tìm cách thúc đẩy quá mạnh một nghị trình hẹp hòi sẽ gây thiệt hại cho tất cả mọi người.”

Nhà nghiên cứu Kwak Soojong tại Viện Khảo cứu Kinh tế Samsung ở Seoul cho rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh dường như sẵn sàng thỏa hiệp. Ông nêu ra việc Trung Quốc bất ngờ tăng lãi suất trong tuần này như một dấu hiệu của sự linh động.

Ông Kwak nói: “Vì thế tôi tin rằng không có lý do để hai nước lớn này không đồng ý với nhau về những vấn đề nghiêm trọng mà 18 nước còn lại đang trông đợi. Tôi là người có tinh thần khá tích cực và tôi mong rằng hai nước lớn đó sẽ đồng ý về những vấn đề tiền tệ.”

Các cuộc họp ở Gyeongju là màn mào đầu cho hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G-20 tại Seoul vào tháng tới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG