Đường dẫn truy cập

Cử tri Ai Cập bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử


Phụ nữ Ai Cập chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội tại Cairo, ngày 28/11/2011
Phụ nữ Ai Cập chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội tại Cairo, ngày 28/11/2011

Cuộc bầu cử lịch sử ở Ai Cập sẽ kéo dài tới tháng Ba

  • Người dân Ai Cập bắt đầu đi bỏ phiếu ngày hôm nay trong cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở nước này kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình đòi dân chủ, buộc tổng thống độc đoán Hosni Mubarak phải từ bỏ quyền lực hồi tháng Hai.


  • Theo các luật lệ do hội đồng quân nhân cầm quyền lâm thời Ai Cập đặt ra, tiến trình bầu cử Hạ viện, hay còn goiï là Hội đồng Nhân dân, bắt đầu với các cuộc bỏ phiếu trong nhiều giai đoạn kéo dài 6 tuần lễ, và kết quả chung cuộc dựï trù sẽ có vào ngày 13/1/2012. Tiến trình này sẽ kết thúc bằng một đợt bầu cử thượng viện, hay còn gọi là Hội đồng Shura, cũng kéo dài trong 6 tuần lễ, bắt đầu vào ngày 29/1 và kết thúc vào giữa tháng Ba.


  • Cuộc bầu cử hạ viện gồm 498 ghế sẽ được tổ chức trong ba giai đoạn, với 9 trong số 27 tỉnh của Ai Cập tham gia trong mỗi một giai đoạn.


  • Mỗi một giai đoạn bắt đầu bằng hai ngày bỏ phiếu, để giúp người dân có đủ thời gian bỏ phiếu. Tại các đơn vị bầu cử nơi không có ứng viên nào giành thế đa số tuyệt đối trong vòng bỏ phiếu đầu, các cuộc bỏ phiếu vòng hai diễn ra một tuần sau đó, cũng trong vòng hai ngày.


  • Mỗi một cử tri được yêu cầu phải đưa ra ba lựa chọn trên lá phiếu bầu hạ viện – một lựa chọn liên quan tới phe nhóm chính trị, một dành cho ứng viên có chuyên môn và một dành cho nông dân/công nhân.


  • Cuộc bầu cử cho Hội đồng Shura cũng sẽ được tổ chức trong ba giai đoạn với các tỉnh của Ai Cập bỏ phiếu đúng thứ tự như với cuộc bầu cử hạ viện. Thượng viện chỉ đóng vai trò tham vấn vàø ít quyền lực hơn là hạ viện.


  • Sau khi tiến trình bầu cử kết thúc, hội đồng quân nhân cầm quyền nói quốc hội sẽ viết một hiến pháp mới của đất nước.


  • Hội đồng này chưa đưa ra một thời biểu cho việc soạn thảo và thông qua hiến pháp mới. Quân đội đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Bảy năm 2012 nhằm cho phép hội đồng này bàn giao lại quyền tổng thống cho một nhà lãnh đạo dân sự được bầu lên.

Người Ai Cập đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên, từ khi cuộc nổi dậy của quần chúng chấm dứt chế độ cai trị kéo dài 30 năm của cựu Tổng Thống Hosni Mubarak hồi tháng Hai năm nay.

Giới cử tri Ai Cập nối đuôi nhau xếp hàng vào sáng sớm hôm nay, lâu trước khi các phòng phiếu mở cửa. Hàng ngàn thẩm phán Ai Cập đang giám sát tiến trình bầu cử.

Các cuộc bầu cử được tổ chức từng đợt để bầu các thành viên vào Hạ viện Ai Cập khởi sự tại các thành phố chính, như Cairo và Alexandria, cũng như tại Luxor, Port Said và 5 tỉnh thành khác.

Một cuộc bầu cử bổ túc tại các khu vực đó được dự trù cho ngày 5 tháng 12 sắp tới.

27 tỉnh của Ai Cập đang đi đầu phiếu trong 3 đợt bầu cử riêng rẽ trong một tiến trình sẽ chấm dứt vào đầu tháng Giêng sang năm.

Lúc đó, các cuộc bầu cử để chọn các nghị sĩ vào Thượng viện Ai Cập sẽ được tổ chức, kết thúc vào tháng Ba năm 2012, và sau đó Quốc hội Ai Cập sẽ soạn một hiến pháp mới.

Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo là một phong trào Hồi giáo bị chính thức cấm hoạt động từ những năm của thập niên 1950.

Theo dự kiến tổ chức đầy thế lực này sẽ dành được thắng lợi để đóng một vai trò lớn hơn trong một quốc gia mà về cơ bản, đã nằm dưới quyền cai trị của quân đội trong gần 6 thập niên qua, trong khuôn khổ một chế độ độc tài phi tôn giáo.

Tuy nhiên, các tướng lãnh đương quyền ở Ai Cập đã thành lập một hệ thống bầu cử phức tạp khiến nhiều người lo sợ sẽ dẫn tới một guồng máy lập pháp không đáng tin cậy.

Các tướng lãnh đã khẳng định rằng tân quốc hội Ai Cập không có quyền giải tán một chính quyền do Hội đồng Quân nhân đương quyền bổ nhiệm.

Người cầm đầu cơ chế đó, là Thống Tướng Hussein Tantawi, bênh vực vị thế đặc biệt của quân đội trong xã hội Ai Cập.

Hôm qua, Tướng Tantawi tuyên bố rằng “vị thế của các lực lượng quân sự Ai Cập sẽ được duy trì nguyên trạng”, ngay cả sau khi hiến pháp mới được thông qua.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG