Đường dẫn truy cập

Đức Đạt lai Lạt ma: Phe cứng rắn ngăn trở chủ tịch TQ về nền tự trị Tây Tạng


Một người Tây Tạng sống lưu vong cầm tấm biển (tạm dịch: 'Chúng tôi đặt hy vọng vào ông: Tập Cận Bình') trong một cuộc biểu tình phản đối sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc ở Tây Tạng, trùng hợp với chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình ở New Delhi, Ấn Độ, 17/9/2014.
Một người Tây Tạng sống lưu vong cầm tấm biển (tạm dịch: 'Chúng tôi đặt hy vọng vào ông: Tập Cận Bình') trong một cuộc biểu tình phản đối sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc ở Tây Tạng, trùng hợp với chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình ở New Delhi, Ấn Độ, 17/9/2014.

Đức Đạt lai Lạt ma nói có “một số dấu hiệu" cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng thảo luận những lời kêu gọi của Đức Đạt lai Lạt ma đòi tự trị thực sự, nhưng ông nói các phần tử chủ trương cứng rắn đang ngăn chặn mọi cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng diễn ra. Các nhận định của ông đã khơi ra lời khiển trách gay gắt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói Đức Đạt lai Lạt ma phải ngưng phá hoại tình đoàn kết của Trung Quốc. Đức Đạt lai Lạt ma cần phải có các biện pháp cụ thể và tạo các điều kiện cho bất kỳ cuộc tiếp xúc nào giữa ông và chính phủ Trung Quốc. Ông Tần nói về vấn đề Tây Tạng, trong nội bộ đảng hay chính phủ, không có điều gì gọi là diều hâu hay bồ câu cả. Ông Tần kết luận rằng bảo vệ đoàn kết quốc gia và sự thống nhất của Trung Quốc là một nguyện vọng chung của tất cả người dân Trung Quốc.

Đức Đạt lai Lạt ma đã phủ nhận các cáo buộc của Trung Quốc về chủ trương ly khai và nói ngài chỉ muốn tự trị cho tổ quốc Tây Tạng mà ngài đã bỏ trốn vào năm 1959 khi quân đội Cộng sản Trung Quốc trấn áp một vụ nổi dậy của người Tây Tạng.

Người đứng đầu tổ chức Đối thoại Trung Quốc Isabel Hilton nói các nhận định của Đức Đạt lai Lạt ma có thể không phản ánh việc Trung Quốc muốn cho Tây Tạng được tự trị, nhưng có nghĩa là họ mong muốn mở thêm các cuộc đàm phán.

Bà Hilton nói: “Ngài chuyển đi một tín hiệu rằng người Tây Tạng vẫn sẵn sàng đàm phán với phía Trung Quốc, các cuộc đàm phán chưa đi được bao xa và chưa thực sử xảy ra một cách có thực chất từ nhiều năm nay rồi.”

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và đại diện của Đức Đạt lai Lạt ma đã mở các cuộc đàm phán cho đến năm 2010, khi các cuộc đàm phán này bị khựng lại vì những cuộc biểu tình ở Tây Tạng và một vụ trấn áp tiếp theo đó của chính phủ Trung Quốc. Mẹ của ông Tập Cận Bình theo Phật giáo, và Đức Đạt lai Lạt ma nói ngài lấy làm phấn khởi khi nghe chủ tịch Trung Quốc nói về Phật giáo mới đây. Bà Hilton nói gốc gác gia đình của Chủ tịch Tập Cận Bình, kể cả thân phụ ông rất thân thiện với Đức Đạt lai Lạt ma, đã nâng cao hy vọng bang giao được cải thiện.

Bà Hilton nói tiếp: “Tôi nghĩ ông đang tỏ dấu hiệu rằng tình hình tiếp tục xấu và với một nhà lãnh đạo mới ở đó thì có thể có hy vọng bắt đầu lại, về mặt hy vọng nhiều hơn là trông đợi.”

Các cuộc biểu tình tại Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Tuần này, một người Tây Tạng đã nổi lửa tự thiêu và chết ở tỉnh Cam Túc, và trở thành người thứ 134 đã tự thiêu như một hình thức phản đối chính phủ Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG