Đường dẫn truy cập

Đoàn quân sự cấp cao Campuchia sang Trung Quốc tìm hậu thuẫn


 Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu phái đoàn 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao tới Bắc Kinh chỉ vài ngày sau các cuộc xung đột biên giới Campuchia-Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu phái đoàn 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao tới Bắc Kinh chỉ vài ngày sau các cuộc xung đột biên giới Campuchia-Việt Nam.

Một phái đoàn gồm 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu khởi sự chuyến đi 5 ngày tới Bắc Kinh hôm 8 tháng 7, theo một tạp chí thời sự trên mạng có trụ sở ở Tokyo.

Tạp chí mạng Diplomat hôm nay đăng bài viết của ông Prashanth Parameswaran, một chủ biên của tạp chí, tường thuật rằng Trung Quốc không nói gì nhiều về tin này trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói rằng chuyến thăm nằm trong khuôn khổ một cuộc ‘trao đổi thường niên’.

Tác giả bài viết lưu ý rằng tham gia chuyến đi có các Tư Lệnh của cả 3 quân chủng thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, và Tư Lệnh Quân Cảnh Quốc gia. Nhà báo này nói sự hiện diện của các quan chức quân sự cấp cao nhất của Campuchia nói lên tầm quan trọng của chuyến đi, bất chấp lời phát biểu của ông Tea Banh, cố làm giảm tầm quan trọng của chuyến đi.

Chuyến đi cũng diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc xung đột biên giới giữa Campuchia và Việt Nam vào cuối tháng 6.

Hôm 28/6 đã xảy ra một vụ xô xát giữa hàng trăm Campuchia và Việt Nam tại vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam, có sự tham gia của hàng trăm binh sĩ hai nước. Tuy không ai thiệt mạng, nhưng cuộc xung đột đã làm nhiều người bị thương, trong đó có 7 người Việt Nam.

Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với các nhà sư và người Campuchia cầm quốc kỳ.
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với các nhà sư và người Campuchia cầm quốc kỳ.

Khoảng 200 người Campuchia, trong đó có một số nhà lập pháp và nhà sư, đã kéo tới vùng biên giới để phản đối, nói rằng Việt Nam lấn chiếm đất của nước họ.

Thủ Tướng Campuchia Hun Sen bị phe đối lập chỉ trích là đã dựa vào các bản đồ của Việt Nam để phân định biên giới. Ông Hun Sen sau đó đã viết thư cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để yêu cầu LHQ cung cấp tấm bản đồ do Pháp vẽ thời 3 nước Đông Dương còn là thuộc địa của Pháp, để dùng trong việc phân định biên giới.

Một cuộc họp quy tụ các giới chức Việt Nam và Campuchia tại Pnom Penh đã được tổ chức trong tuần rồi để thảo luận vấn đề biên giới, nhưng hai bên không đạt được giải pháp chung cuộc, và nay Campuchia đang xoay sang Trung Quốc để yêu cầu được hậu thuẫn quân sự.

Việt Nam đã từng xua quân sang và chiếm đóng Campuchia từ năm 1979 tới năm 1991. Trong thời gian này, Trung Quốc là một trong các đồng minh quan trọng nhất của Campuchia chống lại Hà Nội.

Trung Quốc đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực kinh tế của Campuchia và Bắc Kinh hiện là nước cung cấp vũ khí chủ yếu của Campuchia.

Campuchia và Trung Quốc nâng cấp quan hệ song phương thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 12 năm 2010.

Theo Strategicstudyindia, Wantchinatimes.

Truyền hình vệ tinh VOA 11/7/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG