Đường dẫn truy cập

Di dân đem lại lợi ích cho nền kinh tế thành phố New York


Khu Brooklyn, New York
Khu Brooklyn, New York
New York lâu nay vẫn là nam châm thu hút di dân mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng một cuộc khảo cứu độc lập mới cho thấy di dân cũng giúp thành phố thịnh vượng thêm.

Di dân ngày càng là một lực lượng kinh tế hùng mạnh ở thành phố New York, và cả ở những nơi khác tại Hoa Kỳ. Theo văn phòng thị trưởng New York, di dân chiếm hơn 40% dân cư thành phố.

Gộp chung lại, 3 triệu người đó sẽ tạo thành thành phố lớn thứ ba ở Mỹ, theo nhận định của ủy viên di trú Nisha Agarwal.

“Vì thế chúng ta là một thành phố phong phú về di dân, và di dân đang thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta ở mọi cấp độ và trong mọi ngành nghề… Và chúng ta cần phải ủng hộ sự kiện này bởi vì nó không những có lợi cho các gia đình có liên quan mà còn có lợi cho thành phố nói chung.”

Một bản báo cáo về nghiên cứu độc lập dưới sự bảo trợ của Hội đồng châu Mỹ của Hội châu Mỹ, còn gọi tắt là AS/COA, phản bác một quan niệm thông thuờng liên kết di dân với nghèo đói và tội phạm.

Cuộc khảo cứu này cứu xét các số liệu thông kê ngày càng nhiều về di trú và các báo cáo của cảnh sát khu phố trong thời gian từ 1990 đến 2010. Nền kinh tế thành phố New York và phẩm chất sinh hoạt đã cải thiện nhiều trong thời kỳ đó - nhất là tại các khu phố đang đi xuống. Tác giả báo cáo, ông Jacob Vigdor thuộc trường Ðại học Duke, tìm ra một liên hệ.

“Di dân đến các khu phố này bởi vì đó là những nơi duy nhất mà họ có đủ điều kiện ở được, và họ tạo sự ổn định cho các khu phố đó. Và họ giảm mức nhà cửa bỏ trống. Họ giảm bớt tình trạng không sửa chữa. Ðây là những điều dẫn tới việc giảm thiểu tội phạm.

Di dân đã thực hiện niềm tin đến nước Mỹ thường có nhiều phần chắc ít phạm các tội ác và làm việc cần cù hơn, theo giáo sư về chính sách xã hội của trường Ðại học Harvard Robert Thomson, người rất quen thuộc với bản phúc trình của AS/COA.

“Vì sao bạn lại đến nước này. Vì bạn muốn làm việc. Bạn muốn thăng tiến. Bạn muốn gầy dựng gia đình, cơ bản là bạn muốn xây dựng một cộng đồng. Ðó là một hình thức của lý tưởng Mỹ quốc.”

Hoạt động kinh doanh của di dân cũng giúp thúc đẩy mức tăng trưởng của thành phố. Và di dân thường làm những công việc cần thiết mà người Mỹ bản xứ không muốn làm, trong các khu vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ, theo nhà quản lý chính sách của AS/COA Kate Birk.

“Và đồng thời, di dân đến Hoa Kỳ cực kỳ đa dạng. Ngoài những người làm các công việc trả lương thấp hơn, ta có một số đầu óc xuất sắc nhất thế giới đến đây trong công nghiệp kỹ thuật, và kỹ sư, trong lãnh vực y khoa.

Theo ông Vigdor của trường đại học Duke, ngay cả các di dân bất hợp pháp, làm những công việc bên lề của nền kinh tế, như bán hàng rong, hay giúp việc nhà chẳng hạn, cũng góp phần vào đồng lương tự nuôi sống mình.

“Bạn cần mua mọi thứ, và khi bạn mua các thứ là bạn đóng thuế tiêu thụ. Bạn cần phải sống ở một nơi nào đó. Cho dù bạn sở hữu hay thuê nhà, bạn cũng góp phần đóng thuế đất. Thuế địa ốc và thuế tiêu thụ là các nguồn thu nhập chính yếu của mội chính quyền thành phố.

Hội đồng châu Mỹ thuộc Hội Mỹ châu đang sử dụng cuộc nghiên cứu về di dân và nền kinh tế New York để giúp các thành phố khác đón tiếp di dân theo những đường lối đem lại lợi ích cho người nước ngoài cũng như người bản xứ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG