Đường dẫn truy cập

Ðảng LDP bảo thủ dự đoán sẽ thắng lớn ở Nhật Bản


Cựu thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo của Ðảng Dân chủ Tự do bảo thủ LDP.
Cựu thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo của Ðảng Dân chủ Tự do bảo thủ LDP.
Cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản vào chủ nhật tới sẽ chứng kiến thủ tướng đương nhiệm Yoshihiko Noda phải chật vật tranh đấu cho cuộc đời chính trị của ông và rất có thể cả cho sự sống còn của đảng ông.

Hậu thuẫn dành cho ông Noda, theo cuộc thăm dò công luận mới nhất của NHK, đã sụt xuống mức thấp kỷ lục là 20%. Và đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ mà ông lãnh đạo đang bị nhiều người dự đoán là sẽ thất bại nặng trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 16 tháng này.

Cho đến khi đảng Dân chủ Nhật Bản thắng hồi năm 2009, đảng Dân chủ Tự do, còn gọi tắt là LDP, có chủ trương bảo thủ bất kể tên gọi, đã lãnh đạo Nhật Bản gần như toàn bộ thời gian từ khi được thành lập vào năm 1955.

Các cuộc thăm dò dự đoán LDP, dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Shinzo Abe, sẽ thắng hơn 300 trong số 480 ghế tại Hạ viện, cơ quan có nhiều quyền lực hơn thượng viện, sẽ được bầu lại vào tháng 7 tới.
Nhật Bản đã chứng kiến 5 người lãnh đạo chính phủ kể từ sau ông Abe, nay 58 tuổi, lên nắm quyền vào năm 2007.

Cô vấn của Tập đoàn Eurasia ở Tokyo, Jun Okumura nói, “Chúng tôi có khái niệm khá chắc chắn về việc ai sẽ thắng. Tôi nói cụ thể về đảng Dân chủ Tự do dưới thời ông Shinzo Abe. Nói rằng đảng Dân chủ tự do, nói chung, đã chuyển dần sang phía hữu, kể từ cuộc bầu cử lần trước là điều không ngoa.”

Hiện tượng LDP chuyển thêm qua phía hữu diễn ra sau khi các ứng cử viên ôn hòa hơn của đảng ở các quận đô thị bị thất bại trong các cuộc bầu cử trước, dần dà giao thêm quyền hành trong nội bộ đảng cho các thành phần bảo thủ ở các tỉnh.

Cương lĩnh trong cuộc bầu cử hiện thời của đảng LDP phản án sự chuyển hướng đó, kể cả việc tăng cường kích cỡ và quyền hành của Lực lượng Dân phòng.

Ông Abe cũng ủng hộ việc duyệt lại Ðiều khoản số 9 có tính chủ hòa trong bản hiến pháp, ngăn cấm Nhật Bản không được tái vũ trang hay tham gia vào việc tự vệ tập thể.

Các thành phần chủ trương dân tộc khác trong cương lĩnh đang gây quan ngại đáng kể ở ngoài nước. Họ kêu gọi Nhật Bản gia tăng việc kiểm soát hữu hiệu các hòn đảo mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và xét lại các vấn đề lịch sử, tỷ như vấn đề các phụ nữ được gọi là “an uý phụ” bị bắt đi từ thuộc địa Triều Tiên và bị các lực lượng đế quốc Nhật Bản sử dụng như gái mại dâm trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

Cựu đại sứ Nhật Bản Kazuhiko Togo, giám đốc Học viên Ngoại giao tại trường Ðại học Sangyo ở Kyoto, nói: “Nếu chính phủ mới của LDP không thực thi điều này, thì đơn giản sẽ có nghĩa là căng thẳng thêm với Trung Quốc. Nếu Nhật Bản thực hiện việc đó, nhất là về vấn đề an uý phụ, theo cách đưọc mô tả trong cương lĩnh, thì không những nó làm hỏng toàn diện bang giao với Nam Triều Tiên, mà còn là một cú đánh lớn giáng vào quan hệ liên minh.”

Hoa Kỳ duy trì các liên minh quân sự với cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên và có hàng chục ngàn binh sĩ trong quân ngũ trú đóng ở hai nước để giúp vào công tác phòng vệ.

Trong những năm gần đây, Ngũ Giác Ðài đã tìm cách đưa cả hai liên minh chủ yếu ở đông bắc châu Á lại gần với nhau hơn trong khi nước láng giềng Trung Quốc trở thành một một cường quốc trên thế giới. Nhưng các nỗ lực khích lệ quan hệ quân sự trực tiếp giữa Tokyo và Seoul đã thất bại vì những vấn đề lịch sử dai dẳng giữa hai bên.

Tình trạng bế tắc tại Quốc hội Nhật Bản khiến không đạt được mấy thành quả đáng kể từ nhiều năm đã dẫn đến sự thờ ơ, nếu không nói là ác cảm của công chúng, đối với các chính trị gia truyền thống, cha truyền con nối. Sự kiện đó đã dẫn đến việc các cựu thống đốc và thị trưởng bỗng dưng được ủng hộ trong tư cách là các nhân vật chính trị lớn trong nước trong cuộc bầu cử lần này.

Từ nhiều thập niên, LDP đã nổi tiếng về việc tài trợ ồ ạt cho các dự án công trình công cộng với giá trị khả nghi và chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp, để lấy lòng cử tri ở nông thôn.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang chật vật tranh đấu cho sự sống còn của đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang chật vật tranh đấu cho sự sống còn của đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ
“Không phải là một sự trùng hợp mà chúng ta trông đợi nơi các chính trị gia và chuyên viên hành chính này sự lãnh đạo trong sáng từ phía những người làm được việc. Ðó là nhận định của ông Okumura, một người có kinh nghiệm 30 năm trong bộ thương mại Nhật Bản. Ông Okumura tiên đoán rằng, bất kể kết quả ra sao, cả hai đảng lớn nhất là LDP và DPJ đều sẽ không được đủ số phiếu cần thiết để chính phủ sắp tới có thể đạt được thành tích nào sâu rộng.

Ông nói: “Cả hai đảng sẽ gặp những khó khăn sắp tới để đạt được 1/3 số phiếu phổ thông. Sự kiện đó dường như không đem lại một nhiệm quyền nghiêm túc cho loại cải cách mà chúng ta cần đến.”

Do đó, một đảng thứ ba có thể có một ảnh hưởng cực lớn nếu LDP không đạt đưọc thế đa số 2/3.

Và, một dẫn xuất chính cho lực lượng thứ ba đó là cựu thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara, mà giới phê bình gán cho nhãn hiệu là bài ngoại.

Thực vậy, ông Ishihara nổi tiếng về những vụ khẩu chiến từ lâu với các nước ngoài và người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc.

Trong những năm gần đây Nhật Bản và thụt lùi sau Trung Quốc, tụt xuống hạng ba về tổng sản phẩm quốc dân
Trong những năm gần đây Nhật Bản và thụt lùi sau Trung Quốc, tụt xuống hạng ba về tổng sản phẩm quốc dân
Ông Ishihira hy vọng đảng Phục Hưng Nhật Bản mà ông vừa thành lập sẽ thắng đủ số ghế để giữ thế quân bình lực lượng, thậm chí có thể đưa đến việc ông được yêu cầu thành lập chính phủ.

Các chuyên gia phân tích nói rằng vụ phóng hỏa tiễn có tính cách khiêu khích của Bắc Triều Tiên hôm thứ tư, bay ngang qua Okinawa, có thể đem lại thêm hậu thuẫn cho các ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tộc.

Một cuộc thăm dò của Thông tấn xã Kyodo cho thấy JFP, một đảng do thị trưởng Osaka Toru Hashimoto theo chủ nghĩa dân túy, thắng tới 50 ghế. Nhưng kết quả cuộc thăm dò của hãng tin công bố hôm thứ năm cho thấy 40 phần trăm cử tri vẫn còn do dự.

Giáo sư Gilbert Rozman của trường Ðại học Princeton nhận định: “Ta thấy ông Ishihara hô hào một hình thức tâm lý chiến tranh, “Hãy trở lại thời vinh quang trước năm 1945, và hãy thách thức Trung Quốc bằng mọi cách.” Do đó tôi nghĩ công luận ở Nhật Bản đâm ra bối rối, đổi khác. Và cho dù ông Abe có lên nắm quyền mà chỉ được khoảng 1 phần ba công chúng ủng hộ, nếu ông Ishihara có một nhóm khác thì cũng khó mà xoay xở.”

Ông Rozman đưa ra nhận định hôm thứ ba tại Seoul tại một diễn đàn về Trung Quôc do Viện Nghiên cứu Chính sách Á châu tổ chức.

Một diễn gia khác tại diễn đàn, giáo sư Nishino Junya của trường Ðại học Keio, cảnh báo rằng, chừng nào ông Abe có được đa số ghế tại cả hai viện quốc hội, thì ông mới có thể thúc đẩy nghị trình của mình và vẫn phải xử lý một cách thận trọng.

Vướng vào một vụ tai tiếng về hưu bổng, ông Abe đã từ chức thủ tướng cách đây 5 năm, viện cớ bị rối loạn kinh niên chức năng đường tiêu hóa mà ông nói là sau đó đã được chữa trị có hiệu quả.

Là cháu của một vị cựu thủ tướng, ông Abe khẳng định rằng nay ông đã không những đã có một cái bao tử để xử lý công việc, bao gồm cả thách thức không mấy hập dẫn là tìm cách điều chỉnh một nền kinh tế xuống dốc lâu nay mà nhiều nhà kinh tế cho rằng lại rơi vào tình trạng suy thoái.

Với một khối dân già nua, trong những năm gần đây Nhật Bản và thụt lùi sau Trung Quốc, tụt xuống hạng ba về tổng sản phẩm quốc dân, và có tỷ lê nợ so với GDP vượt quá 200 phần trăm.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG