Đường dẫn truy cập

Các cuộc đàm phán đường trường với Iran kéo dài mà không đi đến giải pháp


Đại diện các nước dự cuôc đàm phán tại Lausanne, Thuỵ Sĩ
Đại diện các nước dự cuôc đàm phán tại Lausanne, Thuỵ Sĩ

Các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được một thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của Iran tiếp tục trong ngày hôm nay sau khi các phiên họp suốt đêm không đi đến thỏa thuận nào. Theo tường thuật từ Lausanne, Thụy Sĩ, của thông tín viên VOA Heather Murdock, một số nhà ngoại giao nói vẫn chưa rõ được kết quả sẽ ra sao.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói các cuộc đàm phán qua đêm đã đem lại tiến bộ hôm thứ năm, nhưng điều đáng kể nhất có thể trông đợi sau 8 ngày thương thuyết có thể chỉ là một thông cáo chung.

Ông Zarif nói các nhà thương thuyết đang ở một ‘điểm tích cực,” nhưng vẫn còn những vấn đề phải giải quyết.

Sau 10 năm tranh cãi, các cuộc đàm phán nhắm mục đích ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran để đối lấy việc bãi bỏ các biện pháp chế tài kinh tế. Các cường quốc cáo buộc Iran là tìm cách khai triển một quả bom hạt nhân, qua một chương trình mà Iran nói là nhắm các mục đích phát triển hòa bình.

Hôm thứ tư, ông Zarif đã chỉ trích các nhà ngoại giao thuộc các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp châu Âu và Đức.

Ông Zarif nói: “Họ cần phải bày tỏ ý chí chính trị và sự linh động để có thể tiến tới. Iran đã biểu hiện ý chí chính trị đó. Iran đã chứng tỏ sự sẵn sàng giao tiếp với lòng tự trọng và đã đến lúc các đối tác thương nghị phải nắm lấy giờ khắc và vận dụng cơ hội, có thể sẽ không có thêm lần nữa.”

Những người chỉ trích các cuộc đàm phán nói Iran cũng đã chứng tỏ việc sẵn sàng bành trướng trong tư cách một nước xâm lăng ở Trung Đông. Iran đã bị cáo buộc là hỗ trợ các nhóm chủ chiến ở khắp Trung Đông đang chiến đấu thường được Ả Rập Xê-út hỗ trợ.

Thương nghị với Iran có Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh quốc, Nga, Đức và Liên hiệp Âu châu.

Các chuyên gia phân tích nói 2 “trở ngại” chính là những bất đồng về thời biểu của việc bãi bỏ chế tài, và tương lai của chương trình nghiên cứu hạt nhân của Iran.

Sau đây là ý kiến của Giám đốc Nghiên cứu Hội đồng Quốc gia Mỹ Iran Reza Marashi:

“Tính ra một cách để làm thế nào để điều chỉnh vấn đề về cả hai mặt này và tìm ra những lãnh vực dung hòa nhiều hơn sẽ là điểm chủ chốt để đi từ vị trí ta đang ở ngày hôm nay đến một thỏa thuận toàn diện.”

Các giới chức Iran nói chế tài đã làm tê liệt nền kinh tế Iran trong thập niên vừa qua và gây phương hai cho nền an ninh nước này.

Và trong khi một số nhà phân tích nói Iran đang thương thuyết chủ yếu bởi vì đã bị dồn vào một góc, một số học giả nêu ra rằng những cuộc đàm phán này là kéo dài lâu nhất đối với một nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ kể từ sau các cuộc thương thuyết năm 1919 vào cuối thế chiến thứ nhất ở Paris.

Ông Marashi nói việc các cuộc đàm phán tiếp tục không có gì là lạ mặc dù đã quá kỳ hạn hôm thứ ba,

“Chừng nào họ còn thương thuyết, tôi cho rằng điều đó chứng tỏ một mức độ nghiêm túc nào đó và một mức độ quyết tâm thực sự làm theo đúng cách. Và một lần nữa, đó không phải là điều chúng ta đã thấy được trước đây.”

Các nhà ngoại giao tỏ ý hy vọng sẽ đi tới được một khung sườn để họ có thể từ đo xây dựng một thỏa thuận chính thức trước ngày 30 tháng 6. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, các chuyên gia phân tích nói sự thù nghịch giữa Iran và phương Tây có thể tăng vọt, vì Quốc hội Hoa Kỳ đã hứa sẽ tăng cường chế tài nếu các cuộc thương nghị không mang lại kết quả.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG