Đường dẫn truy cập

Đài Loan nhắm mục tiêu vào 6 thỏa thuận mới với Trung Quốc


Chính quyền của ông Mã phải đối mặt với những vụ biểu tình ồ ạt trong năm ngoái vì mở rộng quan hệ với Bắc Kinh, và
Chính quyền của ông Mã phải đối mặt với những vụ biểu tình ồ ạt trong năm ngoái vì mở rộng quan hệ với Bắc Kinh, và

Chính phủ Đài Loan nhắm mục tiêu ký kết 6 thoả thuận mới với đối thủ chính trị cũ là Trung Quốc bất chấp sự chống đối ngày càng tăng ở đảo quốc. Đài Loan cũng sẽ tăng cường thông tin liên lạc với giới hoài nghi trong công chúng và hợp tác chặt chẽ hơn với quốc hội để quảng bá các tham vọng của Trung Quốc. Thông tín viên VOA Ralph Jennings tại Đài Bắc nói chuyện với nhân vật quyết định chính sách đứng hàng thứ hai của Trung Quốc về các chi tiết, và gửi về bài tường thuật sau đây.

Từng là đối thủ chính trị từ 65 năm nay, Đài Loan và Trung Quốc dự định thảo luận 6 thoả thuận mới về việc cải thiện các tình trạng kinh tế, đầu tư và thương mại. Bà Ngô Mỹ Hồng, thứ trưởng trong chính phủ Đài Loan phụ trách các vấn đề Hoa lục, nói với đài VOA trong một cuộc phỏng vấn rằng các thoả thuận chắc sẽ được xúc tiến chừng nào các nhà lập pháp và dân thường được tham khảo ý kiến.

Hai chính phủ hy vọng ký một thoả thuận sâu rộng cắt giảm mức thuế nhập khẩu, thiết lập các văn phòng kiểu lãnh sự ở lãnh thổ của mỗi bên và tìm ra sự đồng thuận về việc tránh đánh thuế 2 lần.

Hai bên cũng có thể ký các hiệp định về giải quyết tranh chấp, hợp tác môi trường và an toàn hàng không dân dụng. Hai bên đã nêu các vấn đề này ra tại một cuộc họp hồi đầu năm 2014 và ông Ngô nói có thể đạt được tiến triển trong năm nay.

Bà nói đây là tất cả các đề mục có thể được đưa ra thảo luận và ký kết chứng nào đạt được sự đồng thuận qua thông tin liên lạc bên trong Đài Loan và thông qua sự giám sát của viện lập pháp. Bà Ngô nói liệu có thoả thuận nào được ký kết trong năm nay tuỳ thuộc vào tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán với lục địa Trung Quốc qua việc giao tiếp 2 chiều, chứ không phải chỉ về phía Đài Loan.

Trung Quốc vẫn nhận chủ quyền đối với Đài Loan tự trị kể từ sau cuộc nội chiến thập niên 1940. Kể từ lúc Tổng thống Mã Anh Cửu lên nhậm chức ở Đài Loan vào năm 2008, hai bên đã nới lỏng căng thẳng và mở các cuộc đàm phán dẫn tới 21 thoả thuận kinh tế.

Nhưng chính quyền của ông Mã đã phải đối mặt với những vụ biểu tình ồ ạt hồi năm ngoái vì mở rộng quan hệ với Bắc Kinh, và một số nhà phân tích tin rằng chính sách của Trung Quốc gây tổn hại cho Quốc Dân Đảng trong các cuộc bầu cử địa phương tháng 11 năm ngoái là lúc đảng bị mất 9 ghế. Ông Mã phải rời chức vào tháng 5 năm tới vì hạn chế về nhiệm kỳ sau một cuộc tranh cử tổng thống giữa Quốc Dân Đảng và đảng đối lập chủ trương thận trọng hơn với Trung Quốc.

Bà Ngô nói chính phủ Đài Loan sẽ vượt qua mọi sự chống đối của công chúng đối với 6 thoả thuận sắp tới bằng cách áp dựng những điều khoản trong một dự luật đang chờ được thông qua đề nghị thông tin liên lạc nhiều hơn với công chúng về chính sách của Trung Quốc và sự giám sát nhiều hơn của viện lập pháp.

Vị thứ trưởng này nói thêm rằng Trung Quốc nên giúp ích cho quan hệ bằng cách tôn trọng ý kiến của công chúng Đài Loan. Bộ của bà đã nhận thấy rằng 70 phần trăm dân chúng chống đối mục tiêu tái thống nhất của Bắc Kinh theo chính sách một quốc gia hai hệ thống và 80% tán thành tình trạng tự trị hiện thời.

Bà Ngô nói Đài Loan đã chính thức nói với Trung Quốc lục địa về các quan điểm của công chúng và rằng phía Hoa lục hiểu rõ điều đó. Bà nói Hoa lục nên chứng tỏ sự tôn trọng phản ứng của dân chúng và coi trọng phản ứng đó.

Chính phủ đang có kế hoạch chặt chẽ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Cử tri sẽ chọn một vị tổng thống mới vào năm tới và các nhà phân tích nói việc chỉ trích chính sách về Trung Quốc của chính phủ sẽ gây phương hại cho cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng.

Ông Lại Di Trung, phó chủ tịch cơ quan Nghiên cứu Đài Loan, cảnh báo về một xã hội chia rẽ hơn nếu Hội đồng Hoa lục vụ xúc tiến việc đạt 6 thoả thuận mới với Trung Quốc. Nhưng ông nói Quốc Dân Đảng dường như nhất quyết theo đuổi các chính sách thân thiện với Trung Quốc, bất chấp hậu quả chính trị.

“Có lẽ họ sẽ chỉ làm bất cứ điều gì họ muốn và điều đó sẽ gây ra thêm những rạn nứt trong nhà nước. Ngay lúc này, toàn bộ thái độ của chính phủ của ông Mã Anh Cửu là thế này: “Tôi biết tôi sẽ không còn ở đây sau năm 2016, cho nên tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn.”

Các quan sát viên chính trị nói những thất bại trong bang giao hồi năm ngoái gây lo ngại cho Trung quốc những các nhà lãnh đạo Cộng sản sẽ tiếp tục hợp tác với Đài Loan để đạt được các thoả thuận mà họ hy vọng sẽ giúp cho nền kinh tế của đảo quốc và đối lại sẽ đem về phiếu ủng hộ Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG