Đường dẫn truy cập

Tân Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại


Tân Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại
Tân Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại

Các nhà phân tích cho rằng Quốc hội mới ở Mỹ có phần chắc sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại tự do với các đối tác nước ngoài, nhưng sẽ không tán thành những công ước quốc tế mới hoặc những hiệp ước đa phương. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên William Eagle của đài VOA.

Các nhà phân tích cho rằng Quốc hội mới ở Mỹ có phần chắc sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại tự do với các đối tác nước ngoài, nhưng sẽ không tán thành những công ước quốc tế mới hoặc những hiệp ước đa phương. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên William Eagle của đài VOA.

Khi quốc hội nhiệm kỳ thứ 111 của Mỹ chấm dứt trong vòng vài tuần nữa, nhiều hiệp ước quốc tế sẽ được lưu lại để chờ quốc hội mới cứu xét. Trong số các hiệp ước này có một số công ước của Liên hiệp quốc mà nhiều người tin là có sự hậu thuẫn của chính phủ của Tổng thống Obama, bao gồm Công ước Loại bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women), Công ước về Quyền Trẻ em (Convention on the Rights of the Child), và Công ước về Luật Biển (Convention on the Law of the Sea.)

Để phê chuẩn hiệp ước cần có 67 phiếu thuận tại Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ. Nhưng đó là con số khó lòng đạt được – ngay cả khi Đảng Dân chủ chiếm thế đa số với mức chênh lệch lớn trong hai năm đầu của chính phủ Obama. Tháng 11 vừa qua, Đảng Cộng hòa đã giành lại thế đa số ở Hạ viện gồm 435 ghế và chỉ thiếu có 4 ghế nữa là giành được thế đa số ở Thượng viện.

Ông Brett Schaefer, một nhà phân tích của Quĩ Heritage ở Washington, nói rằng có phần chắc là quốc hội mới với lập trường bảo thủ hơn sẽ không cứu xét tới những công ước vừa kể.

Ông Schaefer nói: "Triển vọng Thượng viện Mỹ phê chuẩn những hiệp ước đó đã nằm ở mức khá cao trong bối cảnh Thượng viện có 60 thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ và một số các thượng nghị sĩ Cộng hòa có lập trường ôn hòa. Nhưng một số trong số các thượng nghị sĩ Cộng hòa có lập trường ôn hòa đó đã bị thay thế và số thượng nghị sĩ Cộng hòa đã gia tăng. Điều này làm giảm đi triển vọng là việc phê chuẩn hiệp ước sẽ được thực hiện trong hai năm tới đây."

Hiệp ước được biết tới nhiều nhất trong các hiệp ước đang chờ phê chuẩn là Hiệp ước Mới về Tài giảm Vũ khí Chiến lược với Nga, thường được gọi là hiệp ước START Mới. Theo tờ New York Times, nếu cuộc biểu quyết diễn ra hôm nay, Tổng thống Obama cần có phiếu thuận của ít nhất 9 thượng nghị sĩ Cộng hòa. Và nếu ông đợi cho Quốc hội mới nhóm họp vào năm tới, ông sẽ phải tranh thủ sự ủng hộ của ít nhất là 14 thượng nghị sĩ Cộng hòa.

Một hiệp ước có phần chắc sẽ có rất ít hoặc không có hậu thuẫn là Công ước Khung Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (U.N. Framework Convention on Climate Change.)

Ông Nick Lorris, chuyên gia năng lượng của Quĩ Heritage có lập trường bảo thủ, cho biết dự đoán vừa kể được dựa trên ý muốn của một số các nhà lập pháp mới về một đường lối mới cho Uûy ban đặc biệt của Hạ viện về Độc lập Năng lượng và Hiện tượng Tăng nhiệt Toàn cầu (House Select Committee on Energy Independence and Global Warming.)

Ông Lorris nói: "Họ muốn tìm tới cội rễ của bằng chứng khoa học về hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu và lập ra một diễn đàn khách quan hơn để các nhà khí hậu học có quan điểm khác biệt được trình bày kiến thức chuyên môn của mình và để thực hiện một cuộc tranh luận thành thật và minh bạch, thay vì cứ nói rằng chứng cớ khoa học đã rõ, không còn phải bàn luận gì nữa như ủy ban này đã làm trong quá khứ."

Ông Lorris nói rằng nhiều người thuộc phe bảo thủ cũng lo ngại là những nỗ lực đa phương có thể hạn chế quyền làm ra quyết định của và sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ.

Ông Lorris nói tiếp: "Có một mối quan tâm rất lớn là nếu chúng ta tham gia vào một trong các hiệp ước mà Hoa Kỳ là một trong 192 nước, thì sẽ có nhiều chủ quyền bị mất đi đối với các quyết định quan trọng về kinh tế, những quyết định có thể khiến khu vực tư nhân bị chi phối rất nhiều vì những qui định mới."

Tuy có sự bất đồng về các hiệp ước đa phương và công ước quốc tế, các nhà quan sát nói rằng giữa chính phủ của Tổng thống Obama với quốc hội vẫn có những ý kiến tương đồng.

Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách thương mại của Viện Cato ở Washington, ông Dan Ikenson, cho biết quốc hội mới và chính phủ có thể thỏa hiệp với nhau về những thương ước với Colombia, Panama và Nam Triều Tiên.

Ông Ikenson cho biết: "Triển vọng về thương mại giờ đây đã tốt đẹp hơn với quốc hội của phe Cộng hòa. Một hiệp ước mới -- đang trong vòng thương thảo, là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership), với các hội viên nguyên thủy là Brunei, New Zealand, Chile và Singapore. Hiệp ước này giờ đây bao gồm Hoa Kỳ, Việt Nam, Peru, Malaysia…Đó là mối hy vọng lớn sắp tới về các hiệp định thương mại."

Hạ viện mới có xu hướng ủng hộ các hiệp định mới về thương mại, theo nhận định của bà Sarah Jane Staats, giám đốc liên hệ chính sách của Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington.

Bà Staats nói: "Dân biểu Dave Camp có phần chắc sẽ cầm đầu Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện và ông Kevin Brady sẽ là chủ tịch của Tiểu ban Thương mại. Họ là những người mạnh mẽ ủng hộ cho vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới và thường nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hoạt động thương mại đối với kinh tế quốc nội và sự phát triển của thế giới. Vì vậy tôi nhận thấy có nhiều hy vọng."

Bà Staats cũng dự kiến là quốc hội và chính phủ sẽ tiếp tục hợp tác về các vấn đề chính sách đối ngoại, trong đó có hai ưu tiên cao của chính phủ là Sáng kiến Y tế Toàn cầu chống bệnh sốt rét, HIV và những chứng bệnh bị bỏ lơ (The Global Health Initiative for fighting malaria, HIV and neglected diseases), và chương trình Nuôi Aên Tương lai (Feed the Future) – một chương trình có kinh phí 3 tỉ rưỡi đô la để gia tăng sản lượng của các hộ nông dân và ngành nông nghiệp ở thế giới đang phát triển.

Các nhà phân tích nói rằng có phần chắc là ngân sách của một số chương trình nhân đạo và ngoại viện sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên bà Staats tỏ ý hy vọng là áp lực ngân sách sẽ thúc đẩy cho việc cải cách những sách lược về phát triển quốc tế – một diễn tiến có thể giúp phát huy hiệu quả của những nỗ lực thông qua thương mại để hỗ trợ phát triển.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG