Đường dẫn truy cập

Công dân mạng gây áp lực cho Thủ tướng Việt Nam?


Ông Nguyễn Xuân Phúc được người tiền nhiệm chúc mừng đảm nhận cương vị Thủ tướng hồi tháng Tư năm nay.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được người tiền nhiệm chúc mừng đảm nhận cương vị Thủ tướng hồi tháng Tư năm nay.

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc công khai ngỏ lời xin lỗi người dân vì “vụ đoàn xe đi vào đường cấm” dẫn tới ý kiến cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đang “chịu áp lực từ mạng xã hội”.

Trong một sự kiện được coi là “hiếm hoi”, ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 17/8 đã đề cập tới chuyện các xe hộ tống ông đi vào phố cổ Hội An nằm ở tỉnh Quảng Nam chín ngày trước đó, làm “dậy sóng mạng xã hội”.

Khi ấy, ngay sau khi vụ việc xảy ra, luật sư Trần Vũ Hải đã lên tiếng trên Facebook, đồng thời viết thêm rằng “chúng ta chờ xem ông Nguyễn Xuân Phúc hoặc trợ lý hay cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Nam sẽ giải thích thế nào”.

Nay, ông Hải nói rằng việc Thủ tướng Việt Nam “nhận trách nhiệm, xin lỗi về một vụ việc cụ thể, mặc dù không nghiêm trọng” cũng là “một bước tiến và cần được ghi nhận”.

Báo chí [nhà nước] người ta vẫn lo sợ, không dám động đến các ông bộ chính trị, thủ tướng, cho nên có những vấn đề đấy thì người ta im lặng đi. Đấy là quán tính của họ. Có thể chưa chắc đã có chỉ đạo ở đâu. Ý kiến của người dân, báo chí không đăng lại, nhưng mạng xã hội đăng rất nhiều ý kiến đó, và cuối cùng như thế nào đấy, lại dội lại chính các vị.
Luật sư Trần Vũ Hải nói.

Luật sư này nói thêm: “Báo chí [nhà nước] người ta vẫn lo sợ, không dám động đến các ông bộ chính trị, thủ tướng, cho nên có những vấn đề đấy thì người ta im lặng đi. Đấy là quán tính của họ. Có thể chưa chắc đã có chỉ đạo ở đâu. Ý kiến của người dân, báo chí không đăng lại, nhưng mạng xã hội đăng rất nhiều ý kiến đó, và cuối cùng như thế nào đấy, lại dội lại chính các vị. Nếu các vị không lắng nghe, các vị sẽ bị nhân dân chê trách tiếp, và mất dần uy tín, mất dần niềm tin”.

Luật sư Hải cho rằng việc “chấp nhận, lắng nghe người dân” của ông Phúc có thể sẽ giúp tăng thêm “uy tín” của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.

Trong khi mạng xã hội dồn dập đưa các hình ảnh cũng như bình luận về vụ đoàn xe của ông Phúc, báo chí nhà nước đồng loạt im tiếng.

Là một người tích cực hoạt động trên mạng xã hội, luật sư Hải nói rằng hình thức truyền đạt thông tin này đang “thay thế cho báo chí về nhiều vấn đề”.

Ông nói: “Báo chí có thể độc quyền vấn đề A, B, C, độc quyền đảng lãnh đạo, nhưng mà mạng xã hội độc quyền đưa tin và bình phẩm về những vấn đề báo chí không dám động. Mạng xã hội có hàng chục triệu người nên sức mạnh của nó nhanh, nhạy từng phút, từng giây. Tất nhiên có nhiều cái tin thất thiệt, nhưng mà những sự thất thiệt đấy bị chính các bạn trên mạng xã hội, các chuyên gia sẽ phát hiện và sẽ chỉ ra. Tự sẽ nó sàng lọc”.

Theo các nguồn thông tin, hiện nay có ít nhất 20 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội.

Áp lực 'ngày càng mạnh'

Người tiền nhiệm của ông Phúc, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng nói rằng “mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm”.

Ông Dũng cũng từng “xin thành thật nhận lỗi về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành”, sau khi vấp phải chỉ trích của các cư dân mạng về sự trì trệ trong nền kinh tế.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo từng làm trong một cơ quan truyền thông nhà nước, nhận định rằng áp lực của mạng xã hội đối với quan chức Việt Nam “đang ngày càng mạnh”.

Tôi không cho đó [việc ông Phúc xin lỗi] là một cái chiến thắng, nhưng mà tôi nghĩ rằng cái tiến bộ, áp lực của mạng xã hội lên các quan chức càng ngày nó càng mạnh, và họ không thể bỏ qua kênh thông tin này được.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.

Blogger này nói thêm: “Tôi không cho đó [việc ông Phúc xin lỗi] là một cái chiến thắng, nhưng mà tôi nghĩ rằng cái tiến bộ, áp lực của mạng xã hội lên các quan chức càng ngày nó càng mạnh, và họ không thể bỏ qua kênh thông tin này được. Ngoài kênh thông tin của báo chí nhà nước, báo cáo từ trong nội bộ lên, kênh thông tin từ mạng xã hội cũng là kênh rất quan trọng, có tác dụng nhất định đối với đường lối và sự phát triển của đất nước mà các ông lãnh đạo qua đó tiếp thu được nhiều điều”.

Ông Chênh nhận định thêm rằng ông Phúc mới lên chức nên ông “cũng có những nỗ lực muốn ghi một dấu ấn gì đó”. Ông nói: “Hy vọng rằng ông ấy sẽ trong sạch hơn, sẽ tốt đẹp hơn”.

Cựu nhà báo này nhận xét tiếp rằng ông không hy vọng Thủ tướng Việt Nam sẽ lên tiếng về những tin đồn về tài sản của ông ở trên mạng xã hội.

Năm ngoái, một trang blog “vô thừa nhận” là “Chân dung quyền lực” từng đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng độc lập về “khối tài sản lớn” của ông Phúc ở cả Việt Nam lẫn Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Bắc Son từng chính thức thừa nhận sự tồn tại của “Chân dung quyền lực”, nhưng nói blog này, mà giờ đã ngưng cập nhật, "đưa tin nhảm nhí, xấu độc" và kêu gọi "tẩy chay".

VOA Express

XS
SM
MD
LG