Đường dẫn truy cập

Chuyên viên điện toán Bangladesh trở thành mục tiêu bị bắt cóc


Ảnh tư liệu: Các nhà hoạt động đối lập Bangladesh cầm hình ảnh ông Elias Ali, một chính trị gia đối lập bị bắt cóc ở Dhaka. Mất tích và bắt cóc xảy ra ngày càng nhiều dưới chế độ của Liên minh Awami cầm quyền ở Bangladesh.
Ảnh tư liệu: Các nhà hoạt động đối lập Bangladesh cầm hình ảnh ông Elias Ali, một chính trị gia đối lập bị bắt cóc ở Dhaka. Mất tích và bắt cóc xảy ra ngày càng nhiều dưới chế độ của Liên minh Awami cầm quyền ở Bangladesh.

Trước khi ông Tanvir Hassan Zoha, chuyên viên an ninh điện toán ở Bangladesh, bị những người không rõ danh tánh bắt cóc hồi tháng trước ở Dhaka, ông đã bày tỏ lo sợ rằng ông có thể bị bắt vì những ý kiến ông đăng tải về vụ 81 triệu đôla bị đánh cắp.

Các tin tặc đã đặt lệnh cho chính nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York chuyển 81 triệu đôla từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh vào các tài khoản ở Philippines. Tầm mức của vụ mất cắp này đã khiến dư luận rúng động về việc làm cách nào mà các tài khoản đó bị xâm nhập.

Khi các nhà điều tra đang truy tìm manh mối, ông Zola đã mở một cuộc họp báo vào ngày 11 tháng 3 để nêu lên những lo ngại về tiêu chuẩn an toàn và các biện pháp bảo vệ an ninh mạng điện toán được áp dụng cho các máy tính chủ của ngân hàng và lỗi của các quan chức cấp cao của ngân hàng.

Ông Zola cũng tuyên bố ông làm việc cho Cơ quan Công nghệ Thông tin Liên lạc của Bangladesh, gọi tắt là ICT, và ông cố vấn cho chính phủ về các vấn đề an ninh mạng điện toán. Tuy nhiên ngay sau khi các ý kiến của ông Zola được loan tải, ICT ra một thông báo nói rằng cơ quan này không có quan hệ với ông Zola.

Giới hữu trách cắt đứt liên hệ của ông Zola với vụ tiền ngân hàng bị đánh cắp, trong đó ông là một nhà điều tra quan trọng.

Thân nhân của ông Zola nói rằng phát biểu của ông chỉ trích các quan chức cấp cao của ngân hàng có thể là nguyên của việc ông bị mất tích.

Chuyên gia điện toán này đã trở về nhà sau một tuần lễ mất tích, nhưng ông không cho biết ai đã bắt cóc ông và lý do tại sao.

Chuyện này không làm ngạc nhiên các nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền ở Bangladesh. Họ nói rằng việc không dám nói ra như vậy là chuyện thường thấy ở các nạn nhân của các vụ mất tích do nhà nước đứng sau.

Nhà hoạt động Mohammad Ashrafuzzaman người Bangladesh có văn phòng ở Hồng Kông nói rằng đó là kiểu thường thấy.

Ông Ashrafuzzaman nói với đài VOA: "Trong mấy năm qua, người nào sau khi mất tích trở về nhà lại đều có chung một kiểu là im lặng và không dám hé miệng nói lên sự thật của những gì diễn ra. Tôi nghĩ ông Zola sẽ không nói ra chi tiết nào về việc ông bị mất tích, ít ra là cho đến khi nào có một sự thay đổi trong chế độ ở Bangladesh."

Mất tích xảy ra ngày càng nhiều dưới chế độ của Liên minh Awami cầm quyền.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG