Đường dẫn truy cập

Chiến thuật của cảnh sát gây nhiều tranh cãi và đôi khi gây phẫn nộ


Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng bom khói trong khi đụng độ với người biểu tình phẫn nộ ở Ferguson, Missouri, ngày 13/8/ 2014.
Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng bom khói trong khi đụng độ với người biểu tình phẫn nộ ở Ferguson, Missouri, ngày 13/8/ 2014.

Những chiến thuật và hành động của cảnh sát hiện nay trở thành trọng tâm của những tranh cãi liên tục và gây ra bất mãn trong công chúng sau những cái chết hồi gần đây ở thường dân không vũ khí trang do cảnh sát gây ra tại những thành phố như New York và Ferguson, bang Missouri, nơi những người biểu tình bị bắt giữ và cảnh sát dùng các chiến thuật và trang bị của quân đội để đối phó trong đó có đạn cao su và hơi cay. Điều những người chỉ trích và những người bênh vực cảnh sát nêu ra thuộc nguồn gốc sâu xa của căng thẳng giữa cảnh sát và những cộng đồng có đa số là người Mỹ gốc châu Phi.

Các hãng tin ở Mỹ và mạng truyền thông xã hội chú trọng đến những cuộc biểu tình đầy phẫn nộ tại Ferguson, Missouri, nơi một thiếu niên người Mỹ gốc châu Phi không vũ khí bị cảnh sát bắn chết, và tại New York nơi một người đàn ông người Mỹ gốc châu Phi thiệt mạng khi bị bắt về tội bán thuốc lá không đóng thuế.

Tuy nhiên nhà hoạt động cộng đồng và giáo sĩ Hồi Giáo Al Haj Abdur Rashid, chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Hồi Giáo tại Giáo khu New York, nói cuộc khủng hoảng lòng tin giữa nhân viên thi hành công lực và các công dân không có gì là mới mẽ-đã có từ thời nội chiến.

Ông Al Haj Abdur Rashid nói: “Bất cứ ai nghiên cứu về lịch sử nước Mỹ cũng thấy luôn luôn có những vấn đề tồn tại trên toàn quốc giữa nhân viên thi hành công lực với chiến thuật bạo hành đối với người da màu nói chung và người nghèo nói riêng. Và nhân viên thi hành công lực vẫn chưa chỉnh sửa cho đúng."

Trong hai thập niên qua, cái được gọi là lý thuyết “Cửa sổ vỡ” về giữ gìn trật cộng đồng là nỗ lực “chỉnh sửa cho đúng.” Lý thuyết này nói nhân viên công lực phải chứng tỏ không dung thứ đối với tội phạm dù nhỏ, vì tội phạm nhỏ rồi sẽ dẫn đến tội phạm lớn hơn nếu không được ngăn chặn. Tuy nhiên các người chỉ trích nói việc này đã dẫn tới những hành vi quá đáng của cảnh sát. Cảnh sát bắt giam thay vì cảnh cáo người dân vì những vi phạm nhỏ như xả rác, chơi nhạc quá lớn hay uống bia nơi công cộng.

Ông Robert Ganji, giám đốc Dự án Tổ chức Cải cách Cảnh sát tại New York nói nhân viên cảnh sát thành phố New York có chỉ tiêu bắt giữ.

“Điều cảnh sát làm theo hệ thống chỉ tiêu này là bắt giữ người vi phạm, vì họ không được ghi công khi đưa ra một lệnh cảnh cáo, hay nhắc nhở người vi phạm. Cảnh sát không được ghi công nếu can hai cậu bé đánh nhau và cho về nhà. Họ sẽ được ghi công nếu bắt hai cậu bé này về tội hành hung.”

Ông Ganji nói thêm là áp lực của công việc và lo sợ có thể đưa đến việc một số cảnh sát xem cư dân trong những khu vực có tỉ lệ tội phạm cao và các sắc tộc thiểu số cư ngụ là những người hay gây rối và có những tội phạm, không phải là những công dân họ có nhiệm vụ phục vụ. Thái độ này đã gây nên bất mãn sâu rộng trong cộng đồng, đạo đức xấu cho cảnh sát và cuối cùng là bị công chúng chỉ trích.

Bà Maki Haberfeld dạy môn luật và khoa học cảnh sát tại trường đại học Tư pháp Hình sự John Jay ở New York gọi những người đạo đức giả là những người than phiền khi cảnh sát dùng vũ lực trong khi hoan nghênh những lợi ích lực lượng cảnh sát mang đến cho họ. Bà trích lời nhà văn Anh George Orwell:

“…'mọi người ngủ yên lành trên giường ban đêm vì có nhiều người mạnh mẽ bên ngoài sẵn sàng hành động nhân danh họ.’ Đối với tôi, điều quan trọng là nhấn mạnh đến việc tôi không nghĩ các nhân viên cảnh sát vừa là thẩm phán vừa là hội thẩm. Họ không có mặt ở đó để trừng phạt những người vi phạm luật pháp. Nhưng chúng ta cần xét đến việc này trong khung cảnh nhân viên cảnh sát phải tiếp xúc với những người bạo động, những người trong quá khứ đã có những hành vi bạo động.”

Giáo sư Haberfeld công nhận cảnh sát có những phán đoán sai lầm, đôi khi gây chết người, nhưng bà nói việc này cần đổ lỗi cho việc thiếu những tiêu chuẩn huấn luyện bắt buộc trên toàn quốc đối với cảnh sát về việc khi nào cần sử dụng vũ lực thích hợp như thế nào. Bà nói đây là sự thất bại của hệ thống, không phải thất bại của cá nhân người cảnh sát.

Các chuyên gia nêu lên những yếu tố khác có thể góp phần vào việc làm cho nhiều cộng đồng thiểu số bất bình hiện nay chú tâm đến cảnh sát, trong đó có nghèo khó và thiếu giáo dục và thiếu cơ hội kinh tế. Tuy nhiên dù nguyên nhân như thế nào chăng nữa, trong cuộc khủng hoảng hiện nay về mối liên hệ giữa cảnh sát và cộng đồng, sự sâu rộng và nguy hiểm của vấn đề đã trở nên quá rõ ràng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG