Đường dẫn truy cập

Campuchea hồi hương 12 người Thượng Việt Nam


Kể từ tháng 10, hơn 100 người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã bỏ trốn sang Campuchea để tìm đường tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo và chính trị tại quê nhà.
Kể từ tháng 10, hơn 100 người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã bỏ trốn sang Campuchea để tìm đường tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo và chính trị tại quê nhà.
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:59 0:00
Tải xuống

12 người Thượng Tây Nguyên Việt Nam bị trả về nước chiều ngày 16/7 sau nhiều tháng lưu trú tại PhnomPenh chờ đợi được cấp quy chế tị nạn chính trị.

Báo Phnom Penh Post ngày 17/7 dẫn nguồn tin từ Cơ quan Tị nạn Liên hiệp quốc UNHCR cho hay nhóm bị hồi hương có 3 trẻ em và đã được giới chức của UNHCR đưa tới chốt biên giới quốc tế O’Yadav ở tỉnh Ratanakkiri bàn giao cho giới hữu trách Việt Nam lúc 7 giờ tối qua.

Bà Vivian Tan, phát ngôn nhân của UNHCR, nói cơ quan bà tháp tùng nhóm tị nạn này ra biên giới là một biệt lệ đáp yêu cầu của họ sau khi xác thực rằng quyết định hồi hương là sự lựa chọn tự nguyện.

Bà Tan cho hay chính phủ Việt Nam đã đồng ý tiếp nhận cũng như bảo đảm sẽ không kỳ thị hay trừng phạt nhóm tị nạn này khi họ trở về nước.

Người phát ngôn của UNHCR cho biết thêm rằng Hà Nội cũng cam đoan là UNHCR có thể sang thăm và tìm hiểu tình hình của nhóm sau khi họ hồi hương.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân Cảnh sát Quốc gia Campuchea, nói với VOA Việt ngữ ông chưa nhận được thông tin nào về việc hồi hương 12 người vừa kể.

Ông Keat Chantarith:

“Tôi không biết tin này. Chúng tôi chưa nhận được báo cáo nào về việc này cả.”

Kể từ tháng 10, hơn 100 người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã bỏ trốn sang Campuchea để tìm đường tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo và chính trị tại quê nhà.

Tới nay mới có 13 người được cấp quy chế tị nạn. Hàng chục người đã bị Campuchea trục xuất. Nhiều người khác đang tạm trú tại Phnom Penh chờ đăng ký tị nạn, chưa rõ số phận sẽ ra sao.

Ông Chhay Thy, điều phối viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền Adhoc ở tỉnh Ratanakkiri cho biết 12 người hồi hương hôm qua nằm trong nhóm 31 người Thượng vào Campuchea qua ngã Thái Lan hồi tháng 3.

Ông Thy nói họ mong tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng sau nhiều tháng chờ đợi, họ đã quyết định trở về nước.

Phó Cảnh sát trưởng của tỉnh Ratanakkiri phụ trách di trú, ông Chea Bunthoeun, được tờ Phnom Penh Post dẫn lời cho hay 12 người này là nhóm thứ nhì quyết định hồi hương.

Chưa có bình luận từ Bộ Nội vụ Campuchea và giới hữu trách Việt Nam về vụ việc.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nói tình trạng bắt bớ tùy tiện, đánh đập tra tấn và tù đày là những nguyên nhân khiến người Thượng Tây Nguyên bỏ xứ sang Campuchea tìm đường tị nạn.

Theo giới bảo vệ nhân quyền, những người hồi hương thường phải đối mặt với những khó khăn, sách nhiễu từ nhà cầm quyền.

HRW: Campuchia coi người tỵ nạn là ‘đồng tiền đổi chác’
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:18 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG