Đường dẫn truy cập

Các tổ chức cứu trợ: Châu Âu nên hoan nghênh người tị nạn như một cơ hội kinh tế


Trẻ em Syria tại một trại tị nạn ở Lebanon. Các tổ chức cứu trợ nói người tị nạn từ Syria và Iraq là 'cơ hội kinh tế' của châu Âu.
Trẻ em Syria tại một trại tị nạn ở Lebanon. Các tổ chức cứu trợ nói người tị nạn từ Syria và Iraq là 'cơ hội kinh tế' của châu Âu.

Người tị nạn chiến tranh từ Syria và Iraq, đa số là trẻ tuổi, có kỹ năng và đầy hy vọng - hàng ngàn người đến các bến bờ Âu châu mỗi ngày - tiêu biểu cho một cơ hội mà châu Âu nên đón nhận hơn là sợ hãi. Đó là lập luận của các tổ chức cứu trợ và chính những người tị nạn. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, thông tín viên Jamie Dettmer gửi về bài tường thuật.

Như nhiều thanh niên Syria, anh Abdul Salam, 27 tuổi, lấy làm bất mãn và từ bỏ mọi hy vọng trở về quê hương tan nát vì chiến tranh. Anh muốn học hết cấp đại học, đã bị gián đoạn vì cuộc nội chiến, và tiếp tục cuộc sống. Anh đã tìm cách kiếm ăn độ nhật ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng công việc rất ít.

“Sau khi Nga can thiệp, không có giải pháp nào sắp tới, ngày ngày trôi qua và năm này cũng qua năm khác. Tôi đã chờ đợi 5 năm rồi và không thấy tia hy vọng nào ở chân trời. Vì thế tôi quyết định đi châu Âu để hoàn tất việc học và bắt đầu một cuộc sống mới ở đó”.

Xuất thân ở Jarablus, một thị trấn nay bị đặt dưới sự chiếm đóng của các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo, anh nói anh không hiểu vì sao người Âu châu không tán thành việc nhiều người tị nạn có kỹ năng và học vấn và có thể có lợi cho các nước định cư cho họ.

“Nếu nhận họ khi họ đến một cách bất hợp pháp thì tại sao không để họ qua một số thủ tục và điều kiện để họ có thể nộp đơn ở các đại sứ quán, và nếu họ có đủ điều kiện thì họ có thể đi một cách hợp pháp và có thị thực nhập cảnh”.

Anh không phải là người duy nhất lập luận bênh vực một tiến trình di trú có trật tự và thục tiễn dành cho người tị nạn, và giúp những người tầm trú tránh được những nguy hiểm của những chuyến vượt biên bằng đường biển và những đường dây buôn người của bọn tội phạm. Anh cũng không phải là người duy nhất kêu gọi người Âu châu coi người tị nạn là một cơ hội chứ không phải là một nguy cơ hay gánh nặng.

Ông Benedict Dempsey là giám đốc về chính sách của tổ chức cứu trợ quốc tế Mercy Corps.

“Chắc chắn Syria là một trường hợp đất nước có học thức cao vì thế mà có rất nhiều người có học rời khỏi Syria và nhiều người hiện đang đến châu Âu”.

Tuy nhiên, ông Dempsey nêu ra rằng trong toàn bộ những người di trú và tị nạn, cho dù là từ châu Phi phía nam sa mạc Sahara hay Afghanistan, có một mức độ rất cao về động cơ và khát vọng – những đặc điểm cho thấy đây không phải là những người trông chờ được bố thí hay muốn mở một cuộc thánh chiến ở châu Âu.

Nếu được hội nhập thích đáng, những người tị nạn trẻ tuổi này có thể là một nguồn lực để vượt qua một mối đe dọa u ám về dân số cho châu Âu, hiện đang có một khối dân già nua. Đến năm 2025, hơn 1/5 người Âu châu sẽ 65 tuổi hay già hơn, và châu Âu sẽ đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về cung cấp quyền lợi hưu bổng.

“Đây phải được coi như một cơ hội ngang với bất kỳ hình thức rủi ro nào. Rủi ro tồn tại nhiều hơn nếu mọi người bị gạt ra ngoài lề và phân biệt đối xử”.

Ông nói ngay cả với sự hỗ trợ quốc tế dành cho các nước láng giềng của Syria, người tị nạn vẫn hướng về châu Âu, bởi lẽ không có đủ công ăn việc làm cho họ để họ cảm thấy đáng ở lại các nước láng giềng Syria để sinh sống ở đó.

“Con số người ta đang thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Jordani, Lebanon và Iraq to lớn đến độ với thiện chí ở mức cao nhất thế giới, ngay cả nếu như mọi người có thể làm việc, và chúng ta nghĩ là họ phải làm được, thì những con số ở các nước đó cũng quá lớn, cần phải có một sự hỗ trợ nào đó trong việc tái định cư người tị nạn ở các nước khác”.

Vì thế mà trong tương lai có thể nhìn thấy, luồng người tị nạn đổ vào châu Âu cũng sẽ mau chóng tiếp tục.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG