Đường dẫn truy cập

Các Bộ trưởng EU bàn về kế hoạch người tị nạn với Thổ Nhĩ Kỳ


Trại tị nạn Oncupinar dành cho người tị nạn Syria giáp với biên giới Syria, gần thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 17/3/16.
Trại tị nạn Oncupinar dành cho người tị nạn Syria giáp với biên giới Syria, gần thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 17/3/16.

Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ đạt một thỏa thuận chung quyết với Thổ Nhĩ Kỳ về người di trú tại một hội nghị thượng đỉnh trong ngày 17 và 18 tháng 3 ở Brussels.

Nghị trình thảo luận bao gồm một kế hoạch gây nhiều tranh cãi nhằm gửi hàng chục ngàn dân di trú trở lại Thổ Nhĩ Kỳ để làm giảm bớt căng thẳng về nguồn lực cho các nước ở rìa phía đông trong Liên hiệp châu Âu.

Đổi lại với mỗi người di trú mà Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận, EU cho biết họ sẽ nhận lại một người Syria tị nạn. EU nói sẽ nhận tới con số tổng cộng khoảng 70.000 người tị nạn, sẽ được tái định cư ở châu Âu trong một tiến trình đặt dưới sự giám sát của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Một dự thảo thông cáo chung về thỏa thuận gọi đó là "một biện pháp tạm thời và bất thường" cần thiết để giảm nhẹ sự đau khổ cho mọi người và vãn hồi trật tự.

Nhưng các tổ chức nhân quyền lo ngại về các tiêu chuẩn của Thổ Nhĩ Kỳ đối với vấn đề tị nạn chính trị, cũng như vụ trấn át mới đây nhắm vào giới truyền thông và một vụ xung đột tàn bạo với phe nổi dậy Thổ Nhĩ Kỳ.

Song nhiều quốc gia EU đề ra các điều kiện về thỏa thuận, hoặc có thể dùng thỏa thuận này như một đòn bẩy để tìm cách giải quyết các vấn đề khác.

Đảo Chypre nói họ sẽ không ký thỏa thuận trừ phi Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận chính phủ được Hy Lạp hậu thuẫn là chính phủ của một quốc gia có chủ quyền. Hungary từ chối thẳng thừng không tiếp nhận bất cứ người tị nạn nào từ Thổ Nhĩ Kỳ vì nói rằng làm như thế chỉ khuyến khích những người khác đến.

Và kế hoạch này tưởng thưởng Thổ Nhĩ Kỳ bằng những biện pháp tiến tới việc gia nhập EU, trong đó có việc đi lại không hạn chế dành cho người Thổ Nhĩ Kỳ bên trong khu vực không biên giới Schengen của châu Âu. Pháp và nhiều quốc gia Âu châu chống đối biện pháp đó.

Một giới chức của Ủy hội Âu châu hôm 16 tháng 3 nói sẽ không có việc "gửi trả nguyên gói" theo thỏa thuận "một đổi một" với Thổ Nhĩ Kỳ về người di trú.

Phát biểu với các phóng viên hôm 17/3 tại Brussels, đệ nhất Phó tổng thống Frans Timmermans nói thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa là châu Âu sẽ "quay lưng lại với người tị nạn". Ông cũng nói thêm rằng mục tiêu là làm gián đoạn và phá bỏ công cuộc mua bán người.

Ông Timmermans cũng nói sẽ không có chuyện "cho không" Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận và Ankara sẽ phải tiến hành những bước đã thỏa thuận trước đây để người Thổ Nhĩ Kỳ được phép du hành không cần thị thực đến EU.

Theo thỏa thuận được gọi là "xoay chuyển tình thế" này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận lại một người Syria di trú bất hợp pháp từ Hy Lạp và sẽ gửi một người khác qua EU để tạo ra một chương trình tái phân phối có trật tự hơn.

Ông Timmermans nói một thỏa thuận như thế sẽ mang tính cách "tạm thời và đặc biệt," và ông khẳng định rằng việc giao hoàn người sẽ diễn ra theo đúng luật pháp quốc tế và một khung pháp lý của EU.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG