Đường dẫn truy cập

Các bên nỗ lực lần cuối nhằm đạt được lệnh ngừng bắn cho Syria


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp bàn về cuộc khủng hoảng Syria, tại Geneva, Thụy Sĩ, 26/8/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov họp bàn về cuộc khủng hoảng Syria, tại Geneva, Thụy Sĩ, 26/8/2016.

Các nỗ lực ngoại giao dồn dập đã được nối lại ở châu Âu. Một số nhà quan sát xem đó như là nỗ lực cuối cùng để mang lại một lệnh ngừng bắn ở Syria.

Một trọng tâm chính là nỗ lực của các nhà đàm phán Mỹ và Nga nhằm giải quyết những vấn đề hóc búa.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ khi nói với đài VOA đã bày tỏ thất vọng về các đối tác Nga của họ. Họ đã cáo buộc phía Nga lật ngược lại một số điểm chính của thỏa thuận trong những ngày gần đây.

Trong một bài phát biểu tại Đại học Oxford ở Anh hôm thứ Tư, 7/9, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói: "Tin từ hôm nay phát đi từ Syria thật không khích lệ chút nào".

Ông Carter cáo buộc Moscow có "hành vi không chuyên nghiệp" ở Syria, Ukraine và không gian mạng, ông cho rằng Nga có tham vọng rõ ràng về việc làm xói mòn các nguyên tắc trật tự quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "có kế hoạch gặp nhau trong những ngày tới để xem liệu họ có thể hoàn tất một thỏa thuận hay không, khi mà giờ đây đã xác định được những vấn đề còn lại", ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia chuyên trách truyền thông chiến lược cho biết như vầy trong khi công cán cùng Tổng thống Barack Obama ở Lào.

Ông Rhodes nói với các phóng viên: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận một thỏa thuận mà không đáp ứng được các mục tiêu cơ bản của chúng tôi. Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm biết được chúng tôi có thể lấp được những khoảng cách còn lại hay không".

Nhưng ngay cả khi các nhà ngoại giao Mỹ và Nga lấp được những khoảng cách đó, có thể một số thành phần tham chiến ở Syria vẫn chưa hài lòng.

Riyad Hijab, điều phối viên hàng đầu của nhóm đối lập chính ở Syria tham gia đàm phán, nói: "Nếu những gì Nga và Mỹ thỏa thuận rất khác so với những gì người Syria mong muốn, thì chúng tôi sẽ không chấp nhận nó".

Cuộc đàm phán ở London do Liên Hiệp Quốc làm trung gian trong lâu nay bị đình trệ.

Một điểm hóc búa bấy lâu nay liên quan đến số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các nhóm đối lập đều đòi ông phải rời chức vụ vào cuối sáu tháng đàm phán để thành lập một chính phủ chuyển tiếp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG