Đường dẫn truy cập

Ấn Ðộ quyết tâm bảo vệ quyền lợi ở Biển Ðông


Hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển của Bombay.
Hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển của Bombay.
Trong khi Ấn Ðộ quyết tâm bảo vệ quyền lợi của họ trong vùng Biển Ðông, Trung Quốc đã nhắc lại rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi tại các hòn đảo và vùng biển xung quanh. Ấn Ðộ không can dự trực tiếp vào các vụ tranh chấp ở Biển Ðông, nhưng đã bắt đầu thăm dò dầu khí trong lãnh hải mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.

Việc Ấn Ðộ khẳng định rằng họ sẽ không thoái lui trong việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải ở vùng Biển Ðông do Ðô đốc Hải quân D.K. Joshi đưa ra.

Ông Joshi hôm qua tuyên bố, mặc dù không phải là một trong những nước đòi chủ quyền ở vùng Biển Nam Trung Hoa, Ấn Ðộ sẽ bố trí tàu hải quân ở đó nếu xét là cần thiết. Cơ quân dầu khí quốc doanh của Ấn Ðộ, Tổng Công ty Dầu khí Thiên Nhiên ONGC có quyền lợi trong một phần biển mà Việt Nam nói là đặc khu kinh tế của mình.

Ông Joshi nói: “Không phải vì chúng tôi dự kiến sẽ đến vùng nước này một cách rất thường xuyên, nhưng khi cần có ở đó, tỷ như, trong các tình huống có liên quan đến quyền lợi đất nước của chúng tôi, chẳng hạn như ONGC, ONGC Videsh...chúng tôi sẽ phải đến đó và chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có những cuộc tập dượt mang tính cách đó hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có.”

Ðược hỏi liệu Bắc Kinh sẽ làm gì nếu Hải quân Ấn Ðộ đến bảo vệ các quyền lợi dầu khí của họ ở vùng biển Nam Trung Hoa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được đối với các hòn đảo trong vùng biển và vùng nước lân cận.

Ông Hồng nói Trung Quốc phản đối việc đơn phương khai thác dầu khí trong vùng Biển Ðông.

Ông hy vọng các nước có liên quan sẽ tôn trọng lập trường và quyền của Trung Quốc.

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.
Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.
Khẳng định chủ quyền phần lớn lãnh hải ở Biển Ðông, Trung Quốc đã lâm vào một loạt các vụ tranh chấp với các nưóc Ðông Á như Việt Nam và Philippines. Căng thẳng đã leo thang và tập trung trong vùng biển giàu tài nguyên, và một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về xung đột.

Trước đây, Ấn Ðộ chủ yếu chỉ là một nước bị động quan sát các căng thẳng gia tăng ở Biển Ðông.

Nhưng các nhà phân tích về Ấn Ðộ nói New Delhi đã dính vào vụ tranh chấp qua việc bắt đầu thăm dò một giếng dầu ở Việt Nam. Một chuyên gia phân tích vấn đề sách lược, ông Bhaskar Roy, nói rằng ấn Ðộ muốn nắm lấy sự hiện diện ở Biển Ðông giàu trữ lượng dầu khí.

Bà Roy cho biết: “Ðã có những dấu hiệu, không trực tiếp nhưng gián tiếp, cho thấy phía Trung Quốc muốn đẩy chúng ta ra khỏi đó, Nay chúng ta không thể để cho mọi người nắm lấy mình mà vứt ra ngoài. Công chúng tại Ấn Ðộ có quan tâm đến vấn đề này: chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta có từ bỏ chủ quyền vì áp lực của Trung Quốc hay không. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta cũng có các khả năng và quyết tâm bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.”

Các giới chức Ấn Ðộ nói vùng Biển Ðông là chủ chốt cho sự an toàn năng lượng của mình. Phân nửa lượng nhập khẩu và xuất khẩu cũng đi qua vùng nước đó và New Delhi nói họ muốn sự an toàn và an ninh cho các tàu bè quốc tế.

Một số chuyên gia phân tích về Ấn Ðộ cho rằng nếu Trung Quốc có quyền hợp tác hàng hải với các lân quốc như Pakistan và Sri Lanka trong vùng Ấn Ðộ Dương, thì Ấn Ðộ cũng có một quyền tương tự trong vùng Biển Ðông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG