Đường dẫn truy cập

Chuột dò mìn. - 2004-11-17


Thông thường chuột không phải là một giống vật được loài người yêu thích cho lắm, nhưng giờ đây chúng có quyền đỏi hỏi được kính nể đôi chút. Tại nước Tanzania ở châu Phi, một số chuột túi khổng lồ đang được huấn luyện để giúp dò mìn. Những nhà nghiên cứu tham gia vào công trình này hy vọng sẽ cho đăng ký những con chuột vừa kể như một dụng cụ rà phá mìn bẫy có giá trị quốc tế và sẽ triển khai chúng trên toàn thế giới, bắt đầu tại Mozambique. Họ tin rằng chuột túi có thể giúp đẩy mạnh những nỗ lực gỡ bỏ hết một số mìn bẫy được ước tính vào khoảng 50 triệu quả tại chừng 60 nước. Câu chuyện “Khoa học và Đời sống” hôm nay sẽ được Nguyễn Lê dành để mang đến quý thính giả những chi tiết liên quan đến cuộc thử nghiệm này.

Tạïi trung tâm huấn luyện chuột túi, ông Abdullah Mechouv mở một cái lồng trong có nhốt một con chuột khổng lồ. Ông nói:

“Tên của o chuột này là Lisa. Đối với tôi, dễ nhận ra Lisa lắm vì tôi đã làm việc với nó trong một thời gian khá lâu. Nó đang liếm cánh tay tôi để báo cho tôi biết nó là Lisa. Lisa thường liếm như thế lắm.

Như quý vị có thể đoán biết được, Lisa là con chuột cưng của Ông Mechouv, nhưng ngoại hình của nó không có gì là hấp dẫn. Con chuột túi khổng lồ châu Phi này dài hơn 30 centimét, chưa kể cái đuôi màu nâu sậm rất lớn của nó.

Ông Mechouv là một huấn luyện viên của tổ chức có tên là APOPO. Tổ chức này đang đào tạo đội chuột rà mìn đầu tiên trên thế giới.

Mỗi buổi sáng, trên một bãi huấn luyện đầy bụi bặm bao quanh bởi rặng núi Uluguru hùng vĩ của Tanzania, các con chuột được tròng một bộ yên cương, nối vào một khúc dây thừng dài 10 mét, và đưa đi làm. Dí mũi sát vào mặt đất, trên 60 con chuột túi bắt đầu hoạt động rà quét bãi tập.

Trong buổi tập hôm nay, huấn luyện viên Mussa Omary phụ trách lớp huấn luyện cho các học viên chuột cấp cao, trong đó có một con chuột tên là Saskia. Ông Omary cho biết:

“O chuột này có thể đánh hơi và cào, đôi khi nó cũng cắn. Đó là cách nó ra hiệu cho biết quả mìn nằm ở đâu. Tôi phát ra một tiếng kêu lách cách và cho nó một phần thưởng. Đó, có một quả mìn ở đó, nơi o chuột này đang tìm kiếm và đánh hơi.”

Ông Omary mang theo một món đồ chơi nhỏ có thể phát ra một tiếng kêu lách cách. Tiếng kêu này là cách báo cho con chuột biết là nó đã làm việc rất giỏi và sẽ được thưởng công. Sau đây vẫn là lời của ông Omary:

“Đây là một quả mìn thật. Quý vị thấy chuột ra hiệu bằng cách lấy chân cào vào đất. Tiếng lách cách này có nghĩa là có phần thưởng. Con chuột Saskia được thưởng đậu phụng. Còn con chuột kia thì được thưởng chuối.

Với sức nặng chưa đầy 1 kilô rưỡi, con chuột Saskia quá nhẹ nên không làm cho quả mìn phát nổ được.

Nhưng những con chuột này có một số nhược điểm. Một con chuột phải mất trung bình 30 phút để rà soát một vùng đất nhỏ chỉ vào khoảng 100 mét vuông, và chúng chỉ chịu làm việc khi bị đói. Việc làm của những con chuột này cũng chỉ chính xác vào khoảng 70 phần trăm, do đó mỗi khu đất phải được rà soát bởi 3 con chuột. Sau một công tác như vậy thì chúng bị mệt. Để kiểm soát một bãi đất lớn hơn thế phải cần thêm nhiều chuột, hay phải chờ cho đến ngày hôm sau.

Nhưng những huấn luyện viên nói rằng những con chuột túi châu Phi khổng lồ được huấn luyện đặc biệt này cũng có rất nhiều ưu điểm trong công tác rà phá mìn bẫy. Chúng là những động vật tại địa phương. Điều này có nghĩa là chúng không bị mắc những chứng bệnh nhiệt đới thường hoành hành tại khu vực này. Chúng sinh sản rất nhanh và có khả năng học hỏi nhanh, và không tùy thuộc vào quan hệ cá nhân với một huấn luyện viên, như trường hợp loài chó.

Ông Graeme Abernathy là một chuyên gia về mìn hiện đang làm cố vấn cho chính phủ Mozambique. Ông là người sẽ quyết định việc các con chuột này có đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế về rà phá mìn bẫy hay không, trước khi chúng được triển khai. Nếu chúng vượt qua được một cuộc kiểm tra khả năng, công tác rà phá mìn thật sự đầu tiên của chúng sẽ diễn ra tại Mozambique. Ông Abernathy thuật lại như sau:

“Chúng tôi đến thăm toán APOPO. Chúng tôi dùng một hệ thống trắc nghiệm tương tự như phương pháp để trắc nghiệm chó. Trong số 17 con chuột, có 8 con đạt tiêu chuẩn. Tất cả mọi con chó trắc nghiệm phải khám phá được tất cả mọi quả mìn, và tất cả các con chuột cũng phải làm như vậy. Có 8 con chuột làm được như thế. Chúng đã được cấp chứng chỉ. Huấn luyện chó rất tốn kém. Điều thú vị là chờ xem năng suất có đáng với với sự tốn kém hay không, xem chúng co đáng công đáng của hay không. Tất cả sẽ tùy thuộc vào yếu tố tài chính.”

Hiện nay toán huấn luyện APOPO đã bắt đầu tìm kiếm một phương cách khác để sử dụng số chuột này--mà họ gọi bằng cái tên khá dài là “dụng cụ cảm giác từ xa”--hay gọi tắt là REST. Ông Christopher Cox là chuyên viên phát triển sản phẩm của toán. Ông giải thích như sau:

“REST là một hệ thống cho phép quý vị rà quét mộ vùng nào đó một cách thật nhanh chóng khi thấy có sự hiện diện của khí nỗ hay mìn. Do đó, điều chúng tôi làm là chúng tôi cho một số người đi bộ mang theo một cái bơm chân không để thu mẫu không khí trên một đoạn đường hay bãi đất an toàn. Những người này thu mẫu không khí của mỗi 100 mét đường, đem các mẫu này vào một phòng thí nghiệm được thành lập để cho các con chuột đánh hơi từng mẫu một. Chúng sẽ chỉ ra những mẫu nào có chứa vết tích của chất nổ.”

Ông Cox nói rằng các con chuột và hệ thống các mẫu không khí REST có thể tỏ ra hữu ích trong việc đánh hơi một mối đe dọa chết người khác, đó là bệnh lao phổi. Nếu các con chuột có thể phát hiện ra bệnh lao trong giai đoạn sơ khởi, mạng người có thể được cứu sống,và công lao đó sẽ thuộc về những con chuột túi châu Phi khổng lồ, những con vật có lẽ không được yêu mến, những có thể càng ngày càng được kính nể hơn trước.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG