Đường dẫn truy cập

Hội nghị thường niên của nhóm G8. - 2004-05-27


Trong vòng hai tuần lễ nữa, từ ngày 8 tới ngày 10 tháng 6, Tổng Thống Bush sẽ đứng ra chủ trì hội nghị thượng đỉnh thường niên của 8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới tại bang Georgia ở nam bộ nước Mỹ.

Thông tín viên Barry Woods của đài chúng tôi có bài nhận định trước về cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Nga như sau:

Đây sẽ là cuộc gặp gỡ lần thứ 30 của một loạt những phiên họp bắt đầu từ năm 1875, lúc khởi thủy nhằm thảo luận những vấn đề kinh tế. Trong phiên họp thượng đỉnh đầu tiên, Ý và Canada đã không có mặt, nhưng sau đó được thêm tên vào danh sách các nước tham dự. Nga là thành viên mới nhất của nhóm 8 nước này, thường được gọi tắt là nhóm G-8.

Ông Robert Fauver, người thiết kế cho các phiên họp thượng đỉnh của nhóm G-8 dưới thời cựu Tổng Thống Clinton, cho hay hình thức các phiên họp trong những năm qua không thay đổi bao nhiêu, và vẫn thay phiên nhau diễn ra tại các nước thành viên. Tuy nhiên ông cho biết phiên họp kỳ này, cũng khởi sự bằng một dạ tiệc không chính thức như thường lệ, có thể có khác biệt trong thực chất. Ông giải thích :

Theo tôi nghĩ, rất có thể là một phần đáng kể trong các đề tài được mang ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh kỳ này sẽ được tập chú vào những vấn đề không có tính cách kinh tế, thay vì hoàn toàn kinh tế như trước nay.

Giáo sư Robert Kirton điều hành trung tâm nghiên cứu về nhóm G-8 thuộc viện đại học Toronto ở Canada, cho hay phía Hoa Kỳ đã đưa ra 4 chủ đề chính cho hội nghị thượng đỉnh tại Sea Island ở tiểu bang Georgia. Ông nói :

Lẽ dĩ nhiên là có chủ đề về sáng kiến cho vùng Đại Trung Đông, chủ đề về sáng kiến an ninh vận chuyển trong cuộc chiến chống khủng bố mệnh danh là sáng kiến vận chuyển an toàn và thuận tiện, chủ đề về những công tác trong việc ngăn chặn sự bành trướng của vũ khí hạt nhân và chủ đề về việc phát triển lãnh vực tư doanh, nhất là ở Phi Châu.

Tổng Thống Bush muốn hội nghị kỳ này là dịp để chứng minh rõ nỗ lực do Hoa Kỳ cầm đầu nhằm quảng bá dân chủ trong vùng Trung Đông và trong thế giới Hồi Giáo. Ông đã mời vài nhà lãnh đạo trong khu vực, trong đó có các nhà lãnh đạo của Jordan, Algeri, Bahrain và Afghanistan, tới tham dự hội nghị. Những người khác, như Tổng Thống Ai Cập, đã yêu cầu đừng mời.

Giáo sư Kirton thuộc trung tâm nghiên cứu về nhóm G-8 cho hay Tổng Thống Bush muốn lợi dụng cơ hội này để nhấn mạnh về vấn đề Trung Đông vào lúc mà các chính sách của Mỹ tại đó đã không được một vài nước thành viên của hội nghị ưa thích. Giáo sư Kirton nói:

Tri : Tổng Thống sẽ tìm cách giải quyết vấn đề một cách toàn diện hơn bằng cách hoạt động cho hòa bình giữa Israel và các nước Ả Rập , và quan trọng hơn nữa là đem dân chủ tới cho các nước Ả Rập và Hồi giáo trong toàn bộ vùng Đại Trung Đông. Tổng Thống sẽ quyết tâm làm mọi chuyện kỳ này.

Ông Robert Fauver tin là tiến trình của hội nghị cần được hợp lý hóa hơn nữa. Theo ông, những hội nghị hồi gần đây thường rất nặng nề với những lời tuyên bố về mục tiêu dài dằng dặc mà mọi người mau quên. Ông cũng cho biết là vài nhà lãnh đạo nghĩ rằng cứ cách một năm mới họp một lần thì tốt hơn. Sau đây là lời ông Fauver:

Tôi nghĩ là trong 5 hay 6 năm gần đây, một vài người đã suy nghĩ một cách đáng kể về giá trị của hội nghị trong việc tiếp tục tiến trình họp hàng năm . Vấn đề là không nước chủ trì nào lại muốn vứt bỏ cơ hội chủ trì hội nghị của mình.

Hội nghị năm tới sẽ diễn ra tại Anh quốc, và qua năm 2006, Nga sẽ lần đầu tiên chủ trì một hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-8.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG