Đường dẫn truy cập

Ấn Độ: Các vụ xâm nhập biên giới của TQ không đáng báo động


Các giới chức Ấn Độ bác bỏ mọi lý do để báo động về tin nói rằng lực lượng Trung Quốc đã thực hiện những vụ xâm nhập ngang qua vùng biên giói có tranh chấp giữa hai nước. Nhưng một số người ở Ấn Độ đang kêu gọi tăng cường cảnh giác. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Từ nhiều tuần này, các kênh truyền hình tin tức dây cáp của Ấn Độ và các nhật báo hàng đầu đã tường thuật về những hành động khiêu khích của quân đội Trung Quốc xâm nhập vùng đất do Ấn Độ kiểm soát.

Hai nước có chung đường biên giới dài 3,500 kilomet. Phần lớn đường ranh này không được đánh dấu và đang trong vòng tranh chấp.

Các giới chức chính phủ Ấn Độ đã tìm cách bác bỏ hoặc hạ giảm tầm quan trọng của các sự cố vừa được báo cáo. Một số chuyên gia ở New Delhi lên án bộ Ngoại giao Ấn Độ là biện bác cho những vụ xâm nhập liên tục của Trung Quốc và nói phần biên giới phía bên Ấn Độ cần phải được bảo vệ tốt hơn.

Sau khi các cơ quan truyền thông chính mạch ở Ấn Độ loan tin về vụ hai sĩ quan thuộc Đội Cảnh sát Biên phòng Ấn Độ-Tây Tạng bị các đối tác Trung Quốc bắn ở bắc Sikkim, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã có phản ứng và gọi vụ này là 'không đúng sự thực', nhưng không nói rõ chi tiết.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sashi Tharoor nói không có lý do gì phải báo động vào lúc có những bản tin ngày càng nhiều về những vụ xâm nhập tại nhiều bang của Ấn Độ.

Ông Tharoor nói: “Chúng tôi không đồng ý về đường ranh đúng. Vì thế nên đôi khi xảy ra những sự việc như thế. Tôi phải nói rằng những sự việc đó đã xảy ra nhiều năm rồi, thậm chí còn xảy ra một cách thường xuyên. Các sự việc không phải lúc nào cũng được giới truyền thông tường thuật. Nhưng cũng không nên coi chúng nằm trong khuôn khổ những vấn đề và một bầu không khí thù nghịch mới, bởi vì không có những vấn đề ấy.”

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của nhiều bang đang kêu gọi gia tăng tài lực cho việc tuần tra vùng biên giới có tranh chấp.

Thống đốc Uttarakhand R.P. Nishank muốn thành lập một lực lượng đặc biệt mới.

Ông Nishank nói: "Phát biểu với các phóng viên trại Dehradun, ông Nishank nói cũng như Ấn Độ đã thành lập một lực lượng tuần duyên mới, vùng Hy Mã Lạp Sơn cũng cần đến một đơn vị đặc biệt do bang kiểm soát. Viên chức cao nhất của bang nói ông đặc biệt lo ngại rằng dân di trú băng ngang qua biên giới hiểm trở từ Tây Tạng sẽ vào ở các ngôi làng bỏ trống, và đề ra một mối đe dọa về an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ."

Tin tức của giới truyền thông Ấn Độ nói rằng trong mấy tháng vừa qua, quân đội Trung Quốc và máy bay trực thăng đã cố ý vượt qua cái được gọi là Lằn ranh Kiểm soát thực tế. Bộ binh đã để lại các giấy bao thực phẩm và đã dùng sơn xịt viết tiếng Hoa lên các hòn đá.

Tranh chấp biên giới đã khơi ra một vụ xâm nhập của Trung Quốc năm 1962, chiếm phần đất của Ấn Độ mà nay Trung Quốc vẫn còn giữ. Trung Quốc vẫn còn gọi phần lớn vùng Arunachal Pradesh là 'Nam Tây Tạng', mà Ấn Độ đã làm thành một bang vào năm 1986 bất chấp sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG