Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo Châu Âu bàn về cương lĩnh chung cho vụ khủng hoảng kinh tế


Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã cùng nhất trí về một cương lĩnh chung nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong đó có việc giám sát các thị trường tài chính và hàng hoá trên khắp thế giới. Từ Paris, thông tín viên đài VOA Lisa Bryant tường trình rằng những biện pháp đề xuất đã được soạn thảo ở Berlin nhằm chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng của các cường quốc kinh tế thế giới vào tháng Tư tới.

Các biện pháp dành cho thị trường tài chính được các nhà lãnh đạo Châu Âu đề xuất là những hành động cứng rắn và có ảnh hưởng sâu rộng đối với điều mà nhiều người cho là do thiếu hoặc thừa các qui định đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tại cuộc họp ở Berlin, các nhà lãnh đạo từ 8 nước Châu Âu đã kêu gọi phải điều chỉnh các thị trường tài chính, các quĩ tự bảo hiểm rủi ro cũng như các quĩ đầu tư, là những quỹ thường dẫn tới những sách lược cứng rắn về tài chính.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người chủ trì cuộc hội nghị thượng đỉnh, nói rằng tất cả các thị trường tài chính, hàng hoá và tất cả những gì liên hệ có thể đề ra rủi ro nghiêm trọng đều cần phải được kiểm soát.

Bà Merkel cũng kêu gọi các nền kinh tế thế giới phối hợp để thiết lập các biện pháp trừng phạt đối với những người trốn thuế và những khu vực có những hoạt động tài chính không minh bạch.

Cuộc hội nghị ở Châu Âu diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh về suy thoái quốc tế của 20 cường quốc kinh tế thế giới, còn gọi là G20, ở London vào tháng Tư tới. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu lời kêu gọi của Châu Âu đòi phải điều chỉnh rộng khắp có được sự đón nhận của các thành viên G20, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản và một vài quốc gia đang phát triển hay không.

Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng đã đồng ý giúp đỡ về sự cần thiết phải nâng đỡ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, kể cả vai trò của họ trong việc trợ giúp các nước nghèo.

Ông Brown nói: Chúng tôi quyết định rằng các tổ chức quốc tế nên có ít nhất là 500 tỉ đô la để họ không chỉ có thể giải quyết được khủng hoảng mà còn có thể ngăn chặn khủng hoảng. Chúng tôi cũng quyết định rằng chúng ta muốn thấy Ngân Hàng Thế giới đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp các nước nghèo trên thế giới.

Ông Brown cũng nói rằng các nước Châu Âu ủng hộ việc đấu tranh cho một nền kinh tế thân thiện với môi trường như một phần trong các thỏa thuận kích thích kinh tế, giảm đáng kể chất thải gây hiện tượng tích tụ nhiệt carbon dioxide.

Các đề xuất trong cuộc họp ngày Chủ Nhật sẽ được toàn bộ 27 thành viên của Liên hiệp Âu Châu xem xét vào tháng Ba.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG