Đường dẫn truy cập

Câu chuyện về các cựu chiến binh Mỹ


Năm nay, Ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ rơi vào thứ Hai 12 tháng 11. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay sẽ tường thuật về những quyền lợi mà giới cựu quân nhân Mỹ được hưởng cũng như những khó khăn mà họ phải đối mặt sau khi đã phục vụ cho quốc gia.

Một ông lão tóc bạc đến chiêm ngưỡng đài kỷ niệm đệ nhị thế chiến ở thủ đô Washington. Ông phát biểu rằng can dự vào cuộc chiến là điều khủng khiếp nhưng khi trở thành một cựu quân nhân thì cuộc đời ông đã hoàn toàn thay đổi.

Ông thuật lại câu chuyện đời ông đã được theo học đại học và trở thành một kỹ sư nhờ đạo luật có tên là 'GI Bill of Rights'. GI là tiếng lóng để gọi người lính Mỹ. Luật này được thông qua năm 1944 để nâng đỡ những cựu quân nhân, chu cấp tài chính cho thành phần này theo học đại học. Đạo luật còn giúp cho các cựu quân nhân mượn tiền để mua nhà và mở doanh nghiệp, giúp cho các cựu quân nhân nào gặp khó khăn trong lúc tìm việc làm. Ngày nay một đạo luật mới hơn có tên là 'the Montgomery GI Bill' đã được đem áp dụng.

Tại Mỹ, luật động viên đã chấm dứt vào năm 1973. Kể từ dó đến nay những người phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ đều là những quân nhân tình nguyện.

Nhiều cựu quân nhân trẻ tại nước Mỹ hiện nay từng phục vụ tại Iraq hoặc Afghanistan, và trong một số trường hợp, đã từng phục vụ ở cả hai quốc gia này.

Các hệ thống chăm sóc sức khỏe cho quân đội và cưụ quân nhân của nước Mỹ đang phải đối phó với những khó khăn và những lời chỉ trích về khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại. Gần 30,000 binh sỹ Mỹ đã bị thương kể từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu năm 2003. Trong số này nhiều nguơiø bị thương nặng, mất chân, tay, bị chấn thương não bộ vì bom mìn.

Tổng thống Bush nói rằng hệ thống điều hành việc chăm sóc sức khỏe cho quân đội và cựu quân nhân đã quá cũ và cần phải được thay đổi. Những đề nghị của ông xuất phát từ gợi ý của Ủy Ban của Tổng Thống đặc trách việc chăm sóc cho Những Thương Binh Trở Về. Một số những biện pháp giúp đỡ được áp dụng mà không cần phải đợi chờ luật lệ, nhưng một số biện pháp khác thì phải được sự chấp thuận của quốc hội.

Tổng thống Bush đã bổ nhiệm ủy ban này vào tháng ba năm nay sau khi tin tức báo chí nbàn tán về hệ thống chăm sóc sức khỏe cho các cựu quân nhân đã làm cho cả nước chú ý.

Vào tháng hai, tờ nhật báo Washington Post đã cho loan tải những tin tức về những chuyện bất cập xảy ra tại Trung Tâm Quân Y Walter Reed ở vùng thủ đô Washington, như điều kiện tồi tệ và sự kéo dài trong thời gian quyết định về việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai cho họ cũng như về quân vụ của họ.

Loạt bài này đã khiến dư luận nêu lên rất nhiều câu hỏi và khiến chính phủ nhanh chóng đưa ra những lời hứa cải thiện tình trạng này. Cụ thể là quân đội đang cho triển khai những toán nhân viên mới trong nỗ lực cải thiện việc chăm sóc các thương bệnh binh.

Tháng trước, Tổng thống Bush đã đưa sang Quốc hội một dự thảo luật để gia tốc thủ tục giúp đỡ cho các thương binh. Dự luật này đòi bộ Quốc Phòng xét xem một thương binh có thể được trở lại quân ngũ hay không. Những ai bị thương tích nặng thì sẽ được chuyển sang cho bộ Cựu Chiến Binh.

Những người vợ, chồng, cha me, con cái phải chăm sóc cho một thương binh giải ngũ sẽ có quyền nghỉ 6 tháng không lương để ở nhà chăm sóc cho người thân mà không bị mất việc.

Ủy Ban đặc trách quyền lợi của những Thương Phế Binh đang đòi phải tăng tiền trợ cấp cho các thương phế binh có thể tới mức 25% ngay lập tức, để đền bù cho sự mất mát của họ không những trong công ăn việc làm mà còn để đền bù cho những mất mát về phẩm chất của đời sống. Và tất cả những cựu quân nhân từ Iraq và Afghanistan trở về có thể được trị liệu nếu họ bị chấn thương tâm lý vì những áp lực của chiến trường mà họ phải tham gia.

Có đến gần 1 triệu 500 ngàn quân nam nữ quân nhân Hoa Kỳ đã từng phục vụ tại Iraq và Afghanistan. Theo phúc trình của các bác sỹ trong 4 năm, có tới 60,000 người bị hội chứng chấn thương tâm lý. Có đến gần 13% những quân nhân đã chiến đấu tại Iraq và chừng 6% tại Afghanistan có thể đã bị hội chứng này.

Theo Học Viện Y Khoa Mỹ ghi nhận thì một số lớn cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và những cuộc chiến tranh trước đó cũng cho biết là họ bị hội chứng này. Rất nhiều trong số những ngừời này lại rơi vào những tình trạng như nghiện rượu, nghiện ma túy, bị trầm cảm hay rối loạn tâm thần do lo âu thái quá.

Và chừng 1/3 những người Mỹ vô gia cư là các cựu quân nhân. Phần lớn những người này từng phục vụ trên chiến trường Việt Nam. Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ đã thành lập từ 20 năm nay những chương trình giúp chữa trị và cung ứng các dịch vụ cho những cựu quân nhân lâm vào cảnh vô gia cư.

Năm ngoái, một cuốn phim tài liệu về những cựu quân nhân vô gia cư có tên là 'Ngày Trở Về' đã được đem trình chiếu, thuật lại chuyện của một cựu quân nhân tên là Harold Noel trở về từ chiến trường Iraq với hội chứng chấn thương tâm lý. Trong một cảnh, anh kể cho nghe về cuộc sống của anh lấy chiếc xe hơi cũ làm nhà.

Một trích đoạn trong cuốn phim khi anh Harold hỏi mọi người có muốn xem nhà của anh hay không, rồi lấy tay chỉ vào chiếc xe cũ và nói: "Ðấy, nhà của tôi đấy". Tài liệu kèm theo cuốn phim cho biết anh Harold Noel được một bác sỹ tâm thần tại một bệnh viện dành cho cựu quân nhân chữa trị hội chứng chấn thương tâm lý do anh từng phải tham chiến.

Tuy nhiên, anh cần có nhà ở cho gia đình. Câu chuyện kể rằng đi xin nhà ở thì anh được bảo cho biết là hiện không có một căn nhà nào do chính phủ trợ giá.

Cuốn phim cho thấy cuộc đời anh đã thay đổi như thế nào sau khi anh gặp ông Paul Rieckhoff. Ông Rieckhoff là sáng lập viên của một tổ chức có tên là Hội Cựu Chiến Binh Mỹ từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan. Cuốn phim quay tiếp cuộc đời sau đó của anh Harold Noel khi anh trở thành một người tích cực tranh đấu và được báo chí chú ý. Anh đã tới thủ đô Washington để vận động quốc hội trợ giúp thêm cho các cựu quân nhân khác.

Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để nghe hoặc tải xuống:


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG