Đường dẫn truy cập

Tranh luận về con số cựu chiến binh Mỹ mắc bệnh PTSD vẫn tiếp diễn


Mấy chục năm sau khi quân Mỹ rời khỏi Việt Nam, cuộc tranh luận tại Mỹ về con số bao nhiêu các cựu chiến binh Mỹ mắc chứng rối loạn hậu chấn thương – viết tắt theo Anh Ngữ là PTSD – vẫn còn rất sôi nổi ở Mỹ.

Triệu chứng của bịnh nầy, theo một bài báo trên tờ Healthnews và thông tin của Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ, gồm những cơn ác mộng, hồi ức và những hình ảnh chiến tranh kinh khiếp ngày trước vẫn tiếp tục xuất hiện trong đầu và vẫn gây dao động cho người bịnh.

Theo bài báo, trong thời gian sau khi Mỹ ngưng can dự vào Việt Nam, con số các cựu chiến binh Mỹ thực sự bị chấn thương tâm lý như thế là bao nhiêu vẫn còn là một đề tài tranh cãi.

Một cuộc khảo cứu do Trung Tâm Kiểm Dịch Mỹ thực hiện hồi năm 1988 đưa ra một con số ước đoán tương đối thấp về tỉ lệ cựu chiến binh bị PTSD. Tỉ lệ đó là 14,7%. Nhưng một cuộc khảo cứu thứ nhì, cũng của một cơ quan chính phủ Mỹ, thì lại nâng tỉ lệ mắc bịnh trọn đời lên tới 30,9% và nêu tỉ lệ người bịnh hiện giờ là 15,2%.

Cả hai cuộc khảo cứu đều đặt nặng vào những lời khai báo của chính các cựu chiến binh về những triệu chứng lẫn về những chấn thương mà họ từng đối đầu lúc tham chiến. Và cả hai đều đã bị phê phán nặng nề.

Tháng 8 năm ngoái, một phúc trình đăng trên tập san Science rất uy tín ở Mỹ, hạ giảm tỉ lệ người bị PTSD trọn đời xuống còn 18,7% và tỉ lệ các cựu chiến binh mắc bịnh ngay lúc nầy là 9,2%. Sự khác biệt giữa các con số được cho là do việc định nghĩa thế nào là PTSD.

Tuy nhiên, theo lời tác giả các cuộc khảo cứu thì chi tiết quan trọng là những người thực hiện cuộc khảo cứu nhìn nhận đã có một tương quan rõ rệt giữa mức độ kinh khiếp của cuộc chiến mà các chiến binh phải đối đầu, với mức độ nghiêm trọng của bịnh PTSD.

Theo các tác giả cuộc khảo cứu thì họ không tìm thấy bằng cớ nào chứng tỏ các cựu chiến binh đã phóng đại khi khai bịnh. Đây chính là chi tiết đã bị chỉ trích trong các cuộc khảo cứu trước kia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG