Đường dẫn truy cập

Tiền tệ tại một số nước Châu Á tăng so với đồng đôla Mỹ


Tiền tệ tại một số nước Châu Á đã tăng so với đồng đôla trong mấy tháng vừa qua, và điều này có thể gây ảnh hưởng tai hại đến việc xuất khẩu, nguồn tăng trưởng kinh tế chính của khu vực này. Một vài kinh tế gia và các giới chức chính phủ hạ thấp tầm quan trọng của việc tiền tệ tăng giá.

Đồng Peso của Philipin đã đạt mức cao nhất 7 năm qua so với đồng đôla. Đồng Ringgit của Malaysia đã tăng gần 4% trong năm nay và đồng Rupee Ấn Ðộ tăng 10%. Các kinh tế gia như ông Song Sen Wun của công ty chứng khoán CIMB-GK Goh tại Singapore nói rằng việc tăng giá nội tệ của các nước phản ánh các nền kinh tế vững mạnh của Châu Á.

Ông Song nói: “Việc tăng giá nội tệ của các nước phản ánh những điểm cơ bản của nền kinh tế ở chỗ là lưu lượng đổ vào thị trường đầu tư lớn hơn, đóng góp thực sự vào nền kinh tế.”

Lượng ngoại tệ đổ vào các thị trường chứng khoán trong vùng lớn đến độ các chỉ số tăng đã đạt đến những mức cao kỷ lục mới. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Châu Á, họ mua tiền tệ địa phương của các nước, làm tăng giá các loại tiền tệ này. Nhưng hiện tượng này cũng có mặt bất lợi: tiền tệ trong nước tăng giá làm cho hàng xuất khẩu từ các nước Châu Á trở nên đắt hơn tại Hoa Kỳ.

Khối lượng xuất khẩu giảm sút sẽ gây phương hại cho các nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khu vực. Đó chính là lý do vì sao ngân hàng trung ương Nam Triều Tiên theo dõi chặt chẽ sự biến chuyển của đồng Won và đã đưa ra lời cảnh báo rằng ngân hàng trung ương sẽ có biện pháp nếu tỉ giá hối đoái đạt tới một mức có thể gây ảnh hưởng tai hại đến việc xuất khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, một số các kinh tế gia và giới chức chính phủ không quan ngại trước tình hình đó. Tổng thống Philippines, bà Arroyo hoan nghênh việc đồng Peso tăng giá, và gọi đó là một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Philippines.

Bà Arroyo lập luận rằng việc đồng Peso tăng giá sẽ giúp chấm dứt tình trạng lạm phát giá cả bởi vì những mặt hàng nhập khẩu như dầu hỏa sẽ rẻ hơn. Thủ tướng Malaysia, ông Abdullah Badawi cũng nói rằng đồng Ringgit mạnh là tốt cho nền kinh tế miễn là việc mua bán được ổn định.

Ông Adrian Mowat, sách lược gia chính về Châu Á và các thị trường đang nổi của Ngân hàng đầu tư JP Morgan hạ thấp tầm quan trọng của việc tăng giá các chỉ tệ. Ông Mowat nói rằng các mặt hàng xuất khẩu của Châu Á hiện có một thị trường lớn hơn và đa dạng hơn, bởi lẽ tăng lên ở các nước đang tăng trưởng nhanh như Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc còn được gọi là nhóm BRIC, theo mẫu tự đầu trong tên của các nước này.

Ông Mowat nói: “Bối cảnh lớn hơn là các nền kinh tế trỗi dậy đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tôi cho rằng sự kiện các mặt hàng xuất khẩu trở nên hơi đắt hơn cho người tiêu thụ ở Hoa Kỳ, chỉ là một mặt phụ. Chúng ta phải nhìn vào điều thực sự chi phối nền kinh tế toàn cầu hôm nay và nếu quý vị nhìn vào các con số thống kê thì sẽ thấy phần đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu của các nước trong khối BRIC cao gần gấp 3 lần so với sự đóng góp của Hoa Kỳ trong năm 2007.”

Hơn nữa chỉ tệ của một vài nước như đồng Yen của Nhật bản, đồng Won của Nam triều tiên, và đồng đôla Singapore có hơi giảm giá đôi chút so với đồng EURO. Điều này có thể bù đắp cho những mặt hàng xuất sang Hoa kỳ đắt hơn, nhờ những mặt hàng xuất Châu Âu rẻ hơn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG